Văn hóa – Di sản

Di tích Trung Giã: "Địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Hải Truyền 09:59 04/07/2024

Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã (thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) là nơi diễn ra cuộc hội đàm giữa Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và phái đoàn quân đội Pháp từ ngày 4/7-27/7/1954 để bàn về tất cả các vấn đề mà cuộc đàm phán ở Genève đặt ra. Di tích đang được huyện Sóc Sơn và TP. Hà Nội lên kế hoạch tôn tạo, tu bổ trở thành không gian giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử Thủ đô cho thế hệ trẻ.

dsc02645.jpg
Khu di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã hiện nay có tổng diện tích gần 1,5ha.

Khu Di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã (còn được gọi là khu Di tích Hội nghị quân sự Trung Giã) là nơi diễn ra Hội nghị quân sự đặc biệt quan trọng giữa Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và phái đoàn Bộ Tổng tư lệnh chỉ huy các lực lượng Pháp tại Việt Nam từ ngày 4/7 đến ngày 27/7/1954.

dsc02721.jpg
Biển chỉ dẫn vào khu di tích trên Quốc lộ 3 tại thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Nằm cách Quốc lộ 3 chỉ khoảng 200m, trên một quả đồi với không gian rộng rãi, yên tĩnh, di tích hiện đang được chính quyền địa phương bố trí nhân lực trông coi, chăm sóc.

dsc02687.jpg
Không gian phòng họp của Hội nghị quân sự Trung Giã được phục dựng.

Theo tư liệu lịch sử, Hội nghị quân sự Trung Giã được tổ chức để bàn cách thực hiện ngừng bắn và chính sách đối với tù binh, kiến nghị những vấn đề liên quan gửi đến Hội nghị Genève đang đồng thời diễn ra.

dsc02714.jpg
Tấm biển giới thiệu về Hội nghị quân sự Trung Giã từ ngày 4/7-27/7/1954 gắn ở lối vào khu di tích.

Năm 2002 công trình đã được xếp hạng di tích cấp thành phố. Tuy nhiên đến nay di tích này vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi đến thế hệ trẻ bởi những hạn chế về cơ sở vật chất, không gian bảo quản, trưng bày tư liệu.

dsc02676.jpg
Nhà trưng bày tại khu di tích.

Do hoàn cảnh chiến tranh nên cơ sở vật chất chuẩn bị cho Hội nghị quân sự Trung Giã lúc bấy giờ chỉ là các dãy nhà tạm bằng lều bạt, tre nứa. Riêng khu vực phòng họp là được phía Pháp dựng bằng khung thép lợp mái tôn. Tuy nhiên, sau 70 năm những cơ sở vật chất đó phần lớn đã hư hỏng.

dsc02669.jpg
Quang cảnh hiện tại của đồi Xuân Sơn nơi diễn ra Hội nghị quân sự Trung Giã cách đây tròn 70 năm.

Năm 2017 công trình đã được tu bổ nhưng mới chỉ dừng lại ở bước khôi phục một số hạng mục theo tư liệu lịch sử như khu phòng họp, các dãy nhà ở của hai phái đoàn, xây dựng tường rào, nhà trưng bày ảnh tư liệu,…

z5594245246592_2889a26905f84c2619259d87d025cc39.jpg
Di tích Hội nghị quân sự Trung Giã là 1 trong 25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và địa điểm lưu niệm sự kiện của Hà Nội tiêu biểu đang được gới thiệu, trưng bày tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò từ ngày 1/7 đến 15/9/2024.

Với ý nghĩa lịch sử to lớn của di tích, UBND huyện Sóc Sơn đã có báo cáo đề xuất chủ chương đầu tư dự án tôn tạo, tu bổ công trình này. Theo kế hoạch, công tác khảo sát, thẩm định sẽ được tiến hành ngay trong tháng 7.

dsc02694.jpg
Ảnh tư liệu về Hội nghị quân sự Trung Giã tại nhà trưng bày trong khu di tích.

Trao đổi với phóng viên Người Hà Nội đồng chí Ngô Thế Bích, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trung Giã cho biết, đây là địa danh lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn liền với thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trung Giã mong muốn di tích sẽ sớm được tôn tạo, tu bổ trở thành không gian giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử Thủ đô cho thế hệ trẻ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ VH-TT-DL đưa Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.
  • Đức Thánh Đầm và tục kiêng kỵ ở làng Mễ Trì
    Xưa kia, vùng đất Anh Sơn (sau là Mễ Trì, nay thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chỉ là một làng nhỏ. Trong làng có ông lão chuyên nghề chài lưới, sống đơn độc, không có con cái.
  • Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô được UNESCO ghi danh Di sản Thế giới liên biên giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp đã thông qua Quyết định phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới đáng kể của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam), bao gồm Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào), với tên gọi: “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô” trong danh sách Di sản Thế giới.
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Đối mặt”: Thấm đượm lòng dũng cảm, sự hy sinh, tình yêu và nghị lực người chiến sĩ Công an
    Vở kịch “Đối mặt” (tác giả Trịnh Huyền, đạo diễn NSND Tuấn Hải) do Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức biểu diễn tối 18/7 tại Rạp Công Nhân (số 42 Tràng Tiền, TP. Hà Nội) đã gây ấn tượng sâu sắc với người xem bởi sự chân thực, giàu cảm xúc và đầy tính nhân văn về những người chiến sĩ Công an dũng cảm, kiên cường.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Di tích Trung Giã: "Địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO