Văn hóa – Di sản

Các di tích tại Thủ đô Hà Nội đón gần 337.000 lượt khách tham quan dịp đầu xuân 2024

Quỳnh Chi 18:21 03/03/2024

Đây là số liệu vừa được Cục Thống kê Thành phố Hà Nội công bố, cho thấy các di tích của Thủ đô là lựa chọn ưa thích dịp lễ hội đầu xuân 2024.

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, trong tháng 2/2024, Thành phố đã tổ chức 175 buổi diễn gồm cả phục vụ nhiệm vụ chính trị và biểu diễn có doanh thu với tổng số tiền là 3,8 tỷ đồng thu hút trên 66,7 nghìn lượt khán giả. Lũy kế từ đầu năm tới nay, Hà Nội đã tổ chức được 340 buổi biểu diễn với 107,4 nghìn lượt khán giả, doanh thu đạt 9,8 tỷ đồng (doanh thu đạt 20% kế hoạch giao, số buổi biểu diễn đạt 15,5% kế hoạch và lượt khán giả đạt 14,4%).

hoang-thanh3.jpg
Du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm trong những ngày Tết Giáp Thìn tại Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Ban quản lý Hoàng thành Thăng Long).
giang-xa(1).jpg
Người dân rước kiệu tại Lễ kỷ niệm 1480 năm Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân, Lễ hội Giang Xá Xuân Giáp Thìn 2024 tại Đình, Đền Giang Xá (Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội) ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn.

Bên cạnh đó, các di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tổ chức tiếp đón các cơ quan, đoàn thể và nhân dân đến dâng hương, tham quan du lịch tất cả các ngày trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Ước tính trong tháng 2/2024, các di tích đã đón hơn 336,9 nghìn lượt khách tham quan, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,4% kế hoạch năm, nâng số lượt khách tham quan trong 2 tháng đầu năm 564,5 nghìn lượt người, đạt 20,7%.

Doanh thu phí tháng 2/2024 là 19,6 tỷ đồng, đạt 26,1%, lũy kế 2 tháng đầu năm doanh thu phí tham quan 31,3 tỷ đồng đạt 41,8%. Tại Bảo tàng Hà Nội, trong tháng Hai mở cửa đón 2,3 nghìn lượt khách, lũy kế 2 tháng đầu năm đón 14.000 lượt khách.

Tổng kết hoạt động văn hóa nói chung, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, trong tháng 2/2024, Thành phố đã thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, triển lãm ảnh chào đón năm mới Giáp Thìn và chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang trí 229 cụm pano; 7 cụm mô hình; 2.000 băng rôn dọc; 3.024 Quốc kỳ và Đảng kỳ; 8 cụm cờ; 1 cuộc triển lãm chuyên đề; 4 buổi tuyên truyền lưu động...

nghe-thuat.jpg
100% các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng, phong phú trong dịp Tết Giáp Thìn.

Tiếp tục duy trì trang trí chiếu sáng mỹ thuật tại các tuyến phố, tuyến đường trọng điểm của Thủ đô, các vị trí cửa ngõ ra vào Thành phố, vị trí tại các vòng xoay, đảo giao thông... Đồng thời tuyên truyền các hoạt động Tết kết hợp tuyên truyền, quảng bá các hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội trên hệ thống 50 màn hình led.

Đặc biệt đêm 30 Tết diễn ra Chương trình Lễ hội ánh sáng, nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” tại khu vực Hồ Tây với chủ đề Giao Thừa Long Hội (Một ngày Kinh đô - Ngàn năm lịch sử); Rồng thiêng hội tụ nơi kinh kỳ, kết nối những hình ảnh đẹp nhất của vùng đất ngàn năm văn hiến. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật tiêu điểm trong thời khắc đón chào năm mới Giáp Thìn trên địa bàn Thủ đô, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong nước, quốc tế và truyền thông, đồng thời đã tạo thêm vị thế, sự hấp dẫn, thu hút của điểm đến Thủ đô Hà Nội với du khách trong nước và quốc tế.

Cũng trong thời gian này, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc Thành phố Hà Nội như Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội... đã tổ chức 24 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới”; 100% các quận, huyện, thị xã đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng, phong phú tại các điểm vui chơi, giải trí, các điểm bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa, cùng với 105 buổi biểu diễn nghệ thuật quần chúng.

hoang-thanh-3w.jpg
Múa rối nước của Thủ đô Hà Nội thu hút đông đảo du khách dịp đầu xuân và Tết Giáp Thìn.
conguoi.jpg
Thi cờ người trong lễ hội Giang Xá (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội).

Hoạt động thể thao trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cũng diễn ra sôi nổi. Theo đó, các quận, huyện, thị xã đã triển khai, tổ chức 635 giải đấu, hội thi thể dục thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao sức khỏe cho Nhân dân tại địa phương và các vùng lân cận.

Các hoạt động thể dục thể thao đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ những môn thể thao cổ truyền của dân tộc như: Các trò chơi dân gian, vật cổ truyền, bắn nỏ, cờ người, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao... đến những môn thể thao được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia tập luyện như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ, quần vợt, bóng bàn... ./.

Bài liên quan
  • Đền Lảnh Giang: Di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh tiêu biểu của Hà Nam
    Đền Lảnh Giang (còn gọi là đền Quan Lớn Đệ Tam) tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đền Lảnh Giang là một trong những di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam hội tụ nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, tâm linh, được nhân dân cả nước biết đến từ lâu.
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Các di tích tại Thủ đô Hà Nội đón gần 337.000 lượt khách tham quan dịp đầu xuân 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO