Đêm nay bố lại đi chữa cháy

Phạm Thanh Liễu| 02/10/2021 09:08

ĐÊM NAY BỐ LẠI ĐI CHỮA CHÁY

 Tác giả: Phạm Thanh Liễu

  NHÂN VẬT

 1. Ngọc Hải

 2. Minh Thu

 3. Hải An

 4. Lê Ba

40 tuổi – Đội trưởng đội Cảnh sát PCCC và CHCN số 1

 35 tuổi – vợ Ngọc Hải

 10 tuổi – con trai Ngọc Hải

 40 tuổi – Đội phó đội Cảnh sát PCCC và CHCN số 1

 Sân khấu được trang trí có tính ước lệ: Căn nhà hai tầng, tầng hai có cửa sổ nhìn ra các khu nhà cao tầng. Tầng một là phòng khách đơn giản, bộ bàn ghế tiếp khách, trên bàn là lọ hoa hồng rực rỡ.

Màn mở.

 Minh Thu: (đang sửa lại lọ hoa hồng, khẽ nói) Tối nay sinh nhật cu An nhà mình vừa tròn 10 tuổi. Không biết chiều nay anh Hải có về sớm được không? Làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy suốt ngày bận quá, có khi lại đi xuyên đêm không về, làm cho vợ con lúc nào cũng phải lo lắng. Mà dạo này nắng nóng dữ quá, hết cháy rừng, cháy chợ lại cháy đến nhà dân. Khí hậu ngày càng ác liệt, lại còn dịch Covid-19 hoành hành nữa chứ.

 Sân khấu thêm Hải An đeo cặp sách đi học về, nhảy chân sáo.

 Hải An: Con chào mẹ Thu, mẹ mua hoa hồng đẹp quá. Hôm nay sinh nhật con tròn 10 tuổi, không biết bố có được về sớm không mẹ nhỉ?

 Minh Thu: Bố còn hẹn sẽ về sớm để mua bánh ga-tô mừng sinh nhật con trai mà. Mẹ con mình chờ nhé! Mẹ mua hoa hồng ở chợ hoa Quảng Bá và 10 ngọn nến để tối nay con thổi nến, cắt bánh đấy. Con thích không?

Hải An: Con thích lắm, mẹ chu đáo quá, con yêu mẹ!

 Sân khấu thêm Ngọc Hải mặc quân phục cảnh sát, trên tay cầm hộp bánh ga-tô.

Ngọc Hải: Chào hai mẹ con, bố mua bánh ga-tô mừng sinh nhật con trai yêu quý tròn 10 tuổi đây. Bố về hơi muộn, vì đơn vị bắt đầu có kế hoạch cho cán bộ, chiến sĩ về các chợ để tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy; nhắc nhở các bác tiểu thương phải để hàng hoá cho gọn, dành lối đi thoáng rộng, để nếu có xảy ra cháy còn có lối thoát hiểm; không thắp hương, đốt vàng mã gần khu vực để hàng hoá; mỗi gian hàng đều có bình chữa cháy cầm tay…

 Hải An: Thế ạ! Con yêu bố Hải lắm. Bố ơi, trường con hôm nay cũng có hai chú cảnh sát đến hướng dẫn cho giáo viên và học sinh biết cách phòng cháy, chữa cháy đấy. Các chú bảo vệ và cô giáo trường con còn biết sử dụng bình chữa cháy cầm tay, dẹp ngay được đám cháy nhỏ ở sân trường đấy.

 Ngọc Hải: Thế hả, tốt lắm. Toàn dân ai cũng phải có kiến thức về phòng cháy, chữa cháy thì mới không xảy ra hoả hoạn, nhà nhà được bình yên.

 Minh Thu: Làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vất vả quá anh nhỉ. Anh có được nghỉ chiều và tối nay không? Hôm nay sinh nhật con trai mà. Lâu lắm nhà mình mới có bữa cơm đủ cả ba người. Em mừng lắm.

 Ngọc Hải: Anh cũng báo cáo với chỉ huy đơn vị rồi, hôm nay anh ở nhà trọn vẹn với hai mẹ con em.

 Minh Thu: Thế ạ! Em vui lắm.

 Ngọc Hải: Hải An, con ra đây cho bố hỏi kiến thức về phòng cháy, chữa cháy mà con đã được học ở trường nào, xem có hiểu bài không?

 Hải An: Vâng ạ. Con có cả một cuốn “Cẩm nang phòng cháy, chữa cháy trong gia đình” mà các chú cảnh sát cho chúng con. Con đã thuộc được cả 10 điều ghi nhớ rồi nhé.

 Ngọc Hải: Tốt, con đọc cho cả nhà nghe xem nào.

Hải An: Dạ.

 Điều 1) Không sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vào cùng một ổ cắm.

 Điều 2) Không nên sạc điện thoại, máy tính, xe đạp – xe máy điện qua đêm.

 Điều 3) Trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà, kiểm tra nơi đun nấu, nơi thắp hương thờ cúng.

 Điều 4) Tắt các thiết bị điện không cần thiết.

 Điều 5) Khi đun nấu, đốt vàng mã phải có người trông.

 Điều 6) Nếu phải băng qua lửa, khói, dùng khăn ướt bảo vệ cơ quan hô hấp.

 Điều 7) Nếu lửa bén lên quần áo, nằm xuống lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.

 Điều 8) Khi cháy tìm lối thoát ra phía cửa, ra ban công kêu cứu.

 Điều 9) Không trú ẩn dưới gầm giường, trong tủ quần áo hay nhà vệ sinh.

 Điều 10) Gọi điện ngay báo cháy cho 114.

 Minh Thu: (vỗ tay) Con trai mẹ giỏi quá, xứng đáng là con bố Hải cảnh sát phòng cháy, chữa cháy rồi.

 Ngọc Hải: Con nhớ kiến thức về phòng cháy, chữa cháy lắm. Bố cho 10 điểm. Ở nhà hai mẹ con cũng phải thực hiện đúng nhé.

 Hải An: Vâng ạ! Từ ngày được học về phòng cháy, chữa cháy, con toàn nhắc mẹ không sạc điện thoại qua đêm đấy.

 Minh Thu: Con trai mẹ giỏi lắm. Sắp đến 7 giờ tối rồi, cả nhà ta chuẩn bị bánh ga-tô và cắm nến xung quanh đi. Hải An chuẩn bị thổi nến và nói điều mình ước muốn nhé.

Hải An: Vâng ạ.

 Minh Thu: Anh Hải chuẩn bị máy ảnh nhé.

 Ngọc Hải: Xin tuân lệnh!

 Bỗng chuông điện thoại của Ngọc Hải vang lên.

 Ngọc Hải: A lô! A lô! Tôi nghe.

 Thế à! Cháy ở nhà số 4, cửa hàng chăn ga gối đệm ở phố Thịnh Vượng à? Tôi đến ngay đây. Đồng chí Lê Ba điều ngay 3 xe cứu hoả và 10 chiến sĩ đến ngay hiện trường dập lửa nhé. Tôi đi xe máy đến ngay phố Thịnh Vượng đây. 5 phút sau sẽ có mặt. (quay sang Minh Thu) Anh phải đi ngay đây em ạ. Tiếc quá, có nhà bị cháy, anh là đội trưởng không thể vắng mặt được. Phải đi cứu người, cứu hoả ngay, phải đến hiện trường để dập lửa. Em và con cứ tổ chức sinh nhật vui vẻ đi. Hải An, bố không ở nhà với con được, chúc con luôn luôn khoẻ mạnh, chăm chỉ học hành nhé. Bố yêu con!

 Hải An: Đêm nay bố lại đi chữa cháy ạ? Bố đi nhanh, xong việc rồi về với con nhé. Con sẽ chờ bố về cắt bánh sinh nhật.

 Minh Thu: (đưa mũ cho Ngọc Hải) Anh đi chú ý an toàn nhé. Em và con sẽ chờ anh.

 Ngọc Hải: (ôm hôn vợ) Anh đi.

 Sân khấu bớt Ngọc Hải.

 Hải An: Mẹ ơi! Đưa cho con cái ống nhòm, con xem nhà số 4 phố Thịnh Vượng cháy thế nào. Phố này gần nhà mình mà.

 Minh Thu: Con lên tầng hai xem cho rõ, cháy thế nào cho mẹ biết nhé. Bố cũng đang chữa cháy ở đấy đấy.

 Hải An: Vâng ạ!

  Lúc này khói ở sau sân khấu từ từ bốc lên.

 Hải An: Mẹ ơi! Khói và lửa bốc cao lên rồi, con thấy các chú cảnh sát đang dùng vòi rồng phun nước vào lửa, các chú còn bắc thang lên tầng 5 kia kìa.

 Minh Thu: Con có nhìn thấy bố con không?

 Hải An: Con chưa thấy. Khói và lửa vẫn bốc lên to lắm, con thấy các chiến sĩ đeo mặt nạ chống độc lao vào dập lửa.

 A! Con thấy một chú cảnh sát phá được cửa vào tầng 5, bế được một em nhỏ ra rồi kìa.

 Ối trời! Một cánh cửa đổ vào người chú cảnh sát rồi mẹ ơi!

 A! Em bé được cứu rồi! Có hai người lớn chạy kịp ra ban công kêu cứu. Họ ra được thang cứu hộ rồi, may quá. Ồ! Lửa bị dập tắt rồi mẹ ơi!

 Minh Thu: Vậy à, may quá! Con xuống tầng một đi, có khi bố cũng sắp về đấy.

 Hải An: Mẹ ơi, gần mười giờ đêm rồi, sao bố chưa về hả mẹ?

 Minh Thu: Chờ tí nữa bố về, con sẽ thổi nến, cắt bánh sinh nhật muộn cũng được. Bố còn chụp ảnh cho con nữa chứ!

 Hải An: Vâng ạ!

 Chợt có tiếng chuông cửa reo.

 Hải An: (mừng rỡ) Bố Hải về, bố Hải về! Để con ra mở cửa!

 Sân khấu thêm Lê Ba mặc quân phục cảnh sát vào.

  Lê Ba: Chào cháu Hải An. Chú là Lê Ba, cùng đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với bố cháu đây.

 Minh Thu: Chào anh Lê Ba, anh Hải nhà tôi chưa về hả anh? Nhà số 4 đã dập được lửa rồi mà?

 Lê Ba: (ngập ngừng) Dạ! Báo cáo chị, nhà số 4 khoá cửa cuốn kỹ quá, lại còn làm “chuồng cọp” trên ban công các tầng, các chiến sĩ phải phá mãi mới vào giải cứu được hai người lớn và một em bé. Sau ba tiếng vật lộn với giặc lửa, đám cháy đã bị dập tắt hoàn toàn, nhà bị cháy rụi, nhưng không thiệt hại về người.

 Minh Thu: (sốt ruột) Cứu được người là may rồi, thế các chiến sĩ cảnh sát có ai bị thương không? Anh Ba, anh nói mau đi!

 Lê Ba: Chị ạ! Có ba chiến sĩ bị thương và bị bỏng, trong đó có anh Hải bị cánh cửa đổ vào lúc băng qua lửa để cứu một cháu bé. Hiện đang được cấp cứu ở bệnh viện thành phố. Anh ấy rất tỉnh táo giục em về báo cho chị và cháu Hải An biết, kẻo hai mẹ con lại chờ mong. Anh ấy bị thương ở cánh tay, chắc hai tuần là khỏi thôi. Tiếc quá, hôm nay lại là ngày sinh nhật của cháu An.

 Minh Thu: Trời ơi! Anh Hải nhà tôi bị thương lần thứ ba rồi đấy. Làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nguy hiểm quá! Lúc nào cũng phải xông vào lửa khói để cứu nạn, cứu hộ.

 Lê Ba: Em biết chị ạ. Những người lính cảnh sát cứu hoả như chúng em lúc nào cũng gặp nguy hiểm. Thời chiến thì ra mặt trận đánh kẻ thù, thời bình thì đi cứu nạn, cứu hộ. Nhưng chúng em không quản ngại hy sinh, vì nhân dân thì không tiếc thân mình. Có thế thì cuộc sống của dân ta mới được bình yên chị ạ. Anh Ngọc Hải chồng chị – đội trưởng của chúng em – là người cảnh sát tuyệt vời. Lúc nào anh ấy cũng gương mẫu, xung phong vào tuyến đầu chống giặc lửa. Chị và cháu nên tự hào về anh ấy.

Minh Thu: Tôi hiểu mà. Tôi hiểu anh ấy, không bao giờ bỏ bê nhiệm vụ vì bất cứ một lý do nào.

 Hải An: Cháu rất tự hào về bố, mai kia lớn lên, cháu cũng sẽ làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy như bố!

 Lê Ba: (xoa đầu bé Hải An) Ngoan lắm, cháu phải học thật giỏi để mai kia lớn lên thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân nhé.

Hải An: Vâng ạ!

 Lê Ba: Giờ chị và cháu vào bệnh viện thăm anh Hải đi. Xe đơn vị đang chờ ngoài cổng đấy.

 Minh Thu: (với bé Hải An) Mẹ con mình đi thôi.

 Hết

 Tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Đừng bỏ lỡ
Đêm nay bố lại đi chữa cháy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO