Văn hóa - Xã hội

Đề xuất đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh chạy tối đa 160km/h

PV 09:35 13/04/2024

Tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh khổ 1.435 mm được quy hoạch với tốc độ thiết kế 160 km/h, tốc độ chạy tàu khách 160-200 km/h.

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đang lấy ý kiến báo cáo giữa kỳ quy hoạch đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh do liên danh tư vấn trong nước lập. Tuyến đường chưa đạt tiêu chuẩn tốc độ cao là 200 km/h, tuy nhiên tốc độ tàu khách dự kiến 160-200 km/h, tàu hàng 80-120 km/h.

Theo đơn vị tư vấn, hiện hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc, tốc độ thiết kế 80 - 120 km/giờ, thời gian di chuyển của ô tô khách khoảng 6 giờ. Vì vậy, để đảm bảo tính cạnh tranh trong vận chuyển hành khách, thời gian di chuyển của tuyến đường sắt mới sẽ phải rút ngắn so với đường bộ, mục tiêu còn 4 - 5 giờ.

Trên toàn tuyến có 41 ga, trong đó 5 ga lập tàu chính gồm: Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân. Ga Lào Cai là ga lập tàu khách và lập tàu hàng suốt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tàu khu đoạn Lào Cai - Hà Nội là ga giao tiếp liên vận quốc tế với ga Hà Khẩu Bắc của đường sắt Trung Quốc.

Để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa, đơn vị tư vấn đề xuất toàn tuyến có 13 ga khai thác vận tải hỗn hợp hành khách và hàng hóa gồm: Lào Cai, Sơn Hải, Bảo Hà, Yên Hợp, Yên Bái, Hạ Hòa, Phú Thọ mới, Việt Trì mới, Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Đông Anh, Yên Thường, Lạc Đạo, Bình Giang, Hải Dương Nam, Hải Phòng Nam. Có 1 ga khai thác vận tải hành khách là Hạ Long và 7 ga khai thác vận tải hàng hóa là Lập Thạch, Bình Xuyên, Thạch Lỗi, Nam Đình Vũ, Đình Vũ, Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn và Cái Lân.

Đây sẽ là đường sắt chính kết nối các khu kinh tế và khu công nghiệp lớn, cảng biển lớn, đồng thời liên vận sang Trung Quốc theo chiến lược "Hai hành lang một vành đai" của Việt Nam và sáng kiến "Vành đai con đường" của Trung Quốc - Việt Nam.

Với vị thế đó, tuyến đường này sẽ thu hút một lượng vận tải hàng hóa và hành khách lớn. Vì vậy, Tư vấn kiến nghị lựa chọn giải pháp điện khí hóa tuyến đường và áp dụng sức kéo điện ngay từ giai đoạn đầu.

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có khối lượng vận tải dự báo trong ngắn hạn (năm 2040) là 11 triệu khách/năm (16 đôi tàu khách/ngày đêm) và 7,28 triệu tấn hàng/năm (7 đôi tàu hàng/ngày đêm). Trong dài hạn (năm 2050), 14,6 triệu khách/năm (20 đôi tàu khách/ngày đêm) và 16,05 triệu tấn hàng/năm (16 đôi tàu hàng/ngày đêm).

Tư vấn nghiêng về phương án tách riêng đường cũ khổ 1.000mm với đường mới khổ 1.435mm để tránh tồn tại, nhược điểm khi lồng 2 khổ đường với nhau, bảo đảm sự phát triển ổn định, lâu dài cho tuyến đường./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh chạy tối đa 160km/h
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO