Đề nghị xem xét lại nhiều nội dung

kinhtedothi| 21/07/2022 07:45

Các đơn vị liên quan như Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Xây dựng đã có văn bản báo cáo về việc thực hiện Kết luận Thanh tra số 39/KL-TTr. Trong đó phản hồi cụ thể làm rõ từng vấn đề, cùng đó kiến nghị xem xét chỉnh lý lại kết luận thanh tra.

81/82 nội dung Kết luận số 39 đánh giá chưa chính xác

Tại Văn bản số 1445/VQH- ngày 4/7, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (QHXD) nêu, sau khi rà soát, đánh giá đối với các nội dung nêu tại Kết luận số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng (Kết luận số 39), Viện QHXD Hà Nội tổng hợp cho thấy có 82 nội dung liên quan. Trong đó, chỉ có 1 nội dung đánh giá đúng, 81 nội dung kết luận thanh tra đánh giá chưa chính xác. Do đó, kiến nghị xem xét lại Kết luận số 39.

Về quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, Kết luận số 39 có nội dung cho rằng việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Lê văn Lương - Tố Hữu không tuân thủ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, không thuyết minh về sự sai khác, không tính toán sự đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong đó, quy hoạch chi tiết hai bên đường Lê Văn Lương có 8 dự án, quy hoạch chi tiết hai bên đường Tô Hữu có 5 dự án có chỉ tiêu quy hoạch không phù hợp Quy hoạch phân khu H2-2.

Định hướng tính chất cao tầng trên tuyến đường Lê Văn Lương hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch.
Định hướng tính chất cao tầng trên tuyến đường Lê Văn Lương hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch.

Về việc điều chỉnh quy hoạch đồ án, lập điều chỉnh bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc, Kết luận số 39 nêu, phê duyệt lần đầu đã cơ bản nghiên cứu tính toán sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Nhưng khi thực hiện triển khai quy hoạch lại theo đề xuất chủ đầu tư, nhiều lần điều chỉnh đồ án hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án thiết kế rồi tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án theo xu hướng: Chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, diện tích sàn (có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, từ công cộng thành hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán), có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng, gấp 6 lần.

Điển hình là Công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội (Handico 6) làm chủ đầu tư Dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất C1 (Diamond Flower Tower) điều chỉnh từ 6 lên 39 tầng.

Toà nhà có chức năng hỗn hợp Hà Nội Center Point ở ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy, do Công ty CP đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) làm chủ đầu tư được xây dựng trên nền đất đã được điều chỉnh từ đất công cộng thành văn phòng dịch vụ và nhà cho thuê. Số tầng được nâng từ 15 thành 32 tầng.

Ngoài ra, tại tuyến đường Lê Văn Lương có Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Sao Mai, Tổng Công ty HUD và Công ty CP Phát triển thương mại Việt Nam lần lượt là chủ đầu tư Sao Mai Building, HUD Tower, Golden West. Các tòa nhà này được điều chỉnh quy hoạch sai quy định, nâng số tầng cao gấp 2 - 3 lần so với quy hoạch ban đầu.

Về vấn đề này, Viện QHXD Hà Nội lý giải, tuân thủ định hướng của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, khu vực phát triển mới trong đó có phân khu H2-2 chủ yếu giảm áp lực quá tải cho nội đô.

Được phát triển với mật độ cao tiết kiệm đất, có không gian cao tầng tạo hình ảnh đô thị hiện đại cho khu vực nội đô dọc theo tuyến đường vành đai 3 và các trục hướng tâm. Khuyến khích điều chỉnh các khu đô thị đang và sẽ xây dựng theo hướng đô thị mới tập trung, hiện đại, cao tầng với những dịch vụ đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ. Xây dựng trung tâm công cộng đô thị, khu đô thị mới theo các tuyến đường chính và hướng tâm.

Phát triển đô thị mới và khuyến khích điều chỉnh các khu đô thị đang, sẽ xây dựng theo hướng đô thị nén với các dịch vụ đô thị cao cấp; hình thành các trung tâm, chuỗi thương mại tài chính, dịch vụ, cơ sở lưu trú cao cấp (Tây Hồ Tây), theo các tuyến đường chính (Vành đai 3, đường 2,5) đường hướng tâm (đường Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy, đê sông Hồng).

Để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, UBND TP đã phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 2/12/2015. Theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 được duyệt, đối với chức năng hỗn hợp xác định tầng cao 30, 35 và cao nhất là 45 tầng.

Viện QHXD Hà Nội khẳng định, các đồ án quy hoạch phân khu đô thị đều đã được lấy ý kiến của Bộ Xây dựng theo Khoản 6 Điều 41 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Do vậy, theo nguyên tắc quy hoạch cấp dưới tuân thủ quy hoạch cấp trên, các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, tầng cao trung bình của các đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt và dự án đầu tư xây dựng nằm trong ngưỡng khống chế tầng cao của quy hoạch phân khu là hoàn toàn phù hợp.

Ngoài ra, tại văn bản trên, Viện QHXD Hà Nội đã giải trình và kiến nghị xem xét lại nhiều nội dung tại Kết luận số 39 như: Lập, thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu S4 không xác định thời hạn quy hoạch; Không lập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị; Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 nghiên cứu dự báo dân số năm 2050 giảm so với năm 2020 mà không nêu cơ sở tính toán, lý do giảm, biện pháp làm giảm dân số…

Kiến nghị điều chỉnh Kết luận số 39 về việc cấp giấy phép xây dựng

Trong nội dung báo cáo thực hiện Kết luận số 39, Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho rằng, qua rà soát có một số điểm còn chưa chính xác về mặt nội dung, đề nghị Thanh tra Bộ Xây dựng xem xét điều chỉnh.

Cụ thể, Kết luận số 39 có nêu Sở Xây dựng cấp giấy phép cho dự án Tòa nhà văn phòng Lilama 10 tại xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội do Công ty Cổ phần LILAMA 10 làm chủ đầu tư “vi phạm điểm b khoản 5 điều 3 Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ...". Theo Sở Xây dựng, nội dung này chưa chính xác do GPXD cho dự án này được sở cấp ngày 22/4/2009, trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010.

Kết luận cũng nêu Sở Xây dựng cấp GPXD số 53/GPXD ngày 23/4/2012 cho dự án Tổ hợp Khu nhà ở - Dịch vụ - Thương mại tại ô đất C3 do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Cường làm chủ đầu tư "Không có nội dung giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vi phạm mẫu số 4. Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng…”.

Theo phản hồi của Sở Xây dựng, nội dung này chưa chính xác do GPXD số 53/GPXD cấp ngày 23/4/2012 trước thời điểm Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 và tại Điểm 3 Mục 2 của GPXD số 53/GPXD có ghi rõ nội dung Giấy tờ về quyền sử dụng đất là “Tổng diện tích đất: 2.408m2 đất được sử dụng theo Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 4/5/2011 của UBND TP Hà Nội; Trích lục bản đồ số 51/TĐ&GĐ-12 ngày 17/4/2012 của Sở TN&MT; Văn bản số 1828/UBND-KH&&ĐT ngày 17/3/2011 của UBND TP Hà Nội".

Kết luận số 39/KL-TTr có nội dung: “Sở Xây dựng cấp một số nội dung sai quy định pháp luật: Có 12 GPXD không có nội dung màu sắc công trình, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, cấp cốt xây dựng công trình không có cơ sở vi phạm khoản 5.6 Điều 90 Luật Xây dựng 2014". Nội dung này chưa chính xác, trong 12 giấy phép do Thanh tra Bộ Xây dựng liệt kê có 01 GPXD số 389-2010/GPXD ngày 29/4/2020 do UBND quận Thanh Xuân cấp (Sở Xây dựng chỉ cấp 11 giấy phép) và có 4/11 giấy phép được Sở Xây dựng cấp trước thời điểm Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực thi hành

Ngoài ra, Kết luận số 39 có nêu GPXD số 53/GPXD ngày 23/4/2012 được Sở Xây dựng cấp cho dự án Tổ hợp Khu nhà ở - Dịch vụ - Thương mại tại ô đất C3 ghi số tầng không đúng QCVN 03:2012/BXD. Nội dung này chưa chính xác do GPXD số 53/GPXD được Sở Xây dựng cấp ngày 23/4/2012 trước thời điểm QCVN 03:2012/BXD được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012.

(0) Bình luận
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
  • Thư mời tham gia cuộc thi thiết kế biểu tượng và khẩu hiệu Hội Kiến trúc sư Hà Nội
    Hội Kiến trúc sư Hà Nội tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng và khẩu hiệu nhằm lựa chọn biểu tượng thể hiện rõ nét nhất tinh thần của các kiến trúc sư Hà Nội
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị xem xét lại nhiều nội dung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO