Danh nhân Đỗ Kính Tu

Minh Nhương| 04/06/2019 16:53

Làng Nhân Ái xưa thuộc huyện Từ Liêm nay là làng Hậu Ái huyện Hoài Đức, Hà Nội, nơi sinh trưởng của danh nhân Đỗ Kính Tu (1152 - 1216) được vua Lý Cao Tông ban Quốc tính là Lý Kính Tu.

Danh nhân Đỗ Kính Tu
Lăng Lý Kính Tu
Làng Nhân Ái xưa thuộc huyện Từ Liêm nay là làng Hậu Ái huyện Hoài Đức, Hà Nội, nơi sinh trưởng của danh nhân Đỗ Kính Tu (1152 – 1216) được vua Lý Cao Tông ban Quốc tính là Lý Kính Tu. Vốn dòng dõi nho học của vùng đất tứ danh hương: “Mỗ - La – Canh - Cót”, từ thuở nhỏ ông đã thông minh, tài trí và ham học, lên 5 tuổi, học đâu nhớ đấy, hay nói chữ với mẹ, với sư chùa dạy học. Năm 13 tuổi đã dự các khoa thi cử và đỗ đầu khu vực. Ông còn được nhà sư dạy võ nghệ để có được “văn võ song toàn”, nuôi chí lớn giúp dân, giúp nước...

Năm 18 tuổi, ông trúng cử kỳ thi võ nghệ. Được nhà vua phong chức quan võ và cử đi đánh giặc, ông đã đánh thắng ngay từ trận đầu, quân giặc khiếp sợ. Đến năm 33 tuổi, ngài đỗ đầu khoa thi tam giáo, được phong chức Thái úy phụ chính dạy nhà vua học kinh điển... Rồi thêm các chức kiểm hiệu, Thái bảo, tước đại vương. Ân uy của ngài nổi tiếng khắp nơi, một vị quan thanh liêm, chính trực, giúp 3 đời vua trị vì đất nước, góp công cho thiên hạ thái bình. Bởi vậy ông được vua ban Quốc tích (họ vua) mang danh là Lý Kính Tu.

Đối với quê hương, ông sẵn lòng nhân ái, luôn giúp người nghèo khổ. Một lần về thăm quê, ông đã hưng công huy động quân sĩ và nhân dân địa phương đào đắp một con mương thoát nước. Tương truyền chỉ trong một đêm đã hoàn thành mương dẫn nước từ đồng Trầm qua Hòe Thị, Thị Cấm ra sông Nhuệ. Từ đó cứu dân làng thoát khỏi cảnh ngập lụt hằng năm, cấy trồng hai vụ chiêm mùa, dân làng no đủ. Đến nay con mương vẫn được sử dụng là mương thoát nước cho cả vùng quê.

Sau khi ngài mất, nhân dân Hậu Ái tôn thờ là Thành hoàng làng. Các đời vua phong sắc: Tế Thế Hựu Dân, Hiền Lương Dực Bảo, Khai Quốc Đại Vương... Tên tuổi và công trạng của Lý Kính Tu được ghi trong sử sách ở quốc gia và địa phương. Người có công lớn với đất nước, với triều chính lại có lòng yêu thương dân chúng, nêu một tấm gương trí dũng song toàn.

Hiện ở làng Hậu Ái, khu di tích rộng lớn bao gồm ngôi đình làng bề thế, uy nghiêm soi bóng xuống hồ nước. Nhiều cây cổ thụ che mát xung quanh đình. Trong di tích có tượng thờ , bài vị, long ngai và nhiều đồ tế khí cổ kính mang giá trị nghệ thuật cao.

Không gian rộng rãi, thoáng mát, thuận lợi cho mùa lễ hội truyền thống hằng năm. Khu vực thứ hai là lăng mộ của Lý Kính Tu cũng được xây dựng trên cánh đồng của làng. Tương truyền là đất của gia đình họ Đỗ từ xưa để lại. Lăng Đỗ Kính Tu được tôn tạo khang trang với nhà tám mái, cây đèn đá, rồng đá và lính canh...

Ngôi đình thờ Lý Kính Tu và khu lăng mộ của ngài đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
(0) Bình luận
  • Thưởng lãm 70 tác phẩm mỹ thuật về chiến thắng Điện Biên
    Sáng ngày 3/5/2024 tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tri ân thế hệ cha anh, lan tỏa truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc
    Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới” vừa được khai mạc và diễn ra đến hết ngày 30/9/2024.
  • Trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”
    Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954-21/7/2024).
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
  • Triển lãm ''Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam''
    Tối 20/4, Triển lãm "Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam" chính thức khai mạc tại thành phố Điện Biên Phủ. Đây là một trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên năm 2024, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024 - 7/5/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Danh nhân Đỗ Kính Tu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO