Văn hóa – Di sản

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Phúc Lâm 16:22 30/04/2025

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải diễn ra trang nghiêm và xúc động chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 53 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị.

z6555952787707_74153e178a4fdd4202cb9edea315b264.jpg
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”.

Ngày 30/4, UBND tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 53 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2025). Lễ thượng cờ là hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội “Thống nhất non sông” năm 2025 được UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức.

Trong những năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ, Quảng Trị đã trở thành đầu cầu chiến lược nối liền hai miền Nam - Bắc, thành pháo đài kiên cường bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hỗ trợ trực tiếp cho tiền tuyến lớn miền Nam, đồng thời mở ra hành lang chiến lược cho 3 nước Đông Dương. Trong không khí trang nghiêm, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên đỉnh kỳ đài tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, nơi đã trực tiếp chứng kiến nỗi đau chia cắt suốt hơn 20 năm của hai miền Nam - Bắc.

Phát biểu tại buổi lễ thượng cờ, ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, trong không khí hào hùng của tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, nơi một thời là giới tuyến đau thương và cũng là nơi hội tụ đầy đủ và sinh động nhất khát vọng thống nhất đất nước, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị “khúc ruột” miền Trung thân yêu - nơi mà từng tấc đất, từng dòng sông đều thấm đẫm máu và nước mắt của các thế hệ anh hùng. Trong suốt hành trình dựng nước và giữ nước, mảnh đất này luôn là “tuyến đầu”, là “tiêu điểm” trong những cuộc trường chinh bất khuất, nơi thắp sáng niềm tin sắt đá vào một ngày non sông liền một dải.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết thêm, chiến tranh đã lùi xa, ngày nay Bến Hải - Hiền Lương - nơi chia cắt non sông đã trở thành biểu tượng sáng ngời của niềm tin sắt đá và khát vọng cháy bỏng “Khát vọng độc lập, thống nhất, hòa bình và phát triển”. Phát huy truyền thống anh hùng bất khuất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị nguyện đoàn kết, đổi mới, phát triển bền vững, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh và xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước.

z6555952518434_3e8a9ba070b3600fdea5dc8fade39fba.jpg
Cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh kỳ đài tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
z6555952773306_cdad0615b7c38aaad12e6e731ff1d77b.jpg
Khách đến tham quan tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
z6555952768265_4153a933a25a142381e4553140a41493.jpg
Khách tham quan cầu Hiền Lương - nơi chứng kiến hơn 20 năm chia cắt của hai miền Nam Bắc.
z6555952776567_05e7cde3ad6e6a8ccaca6b55ccef2c0e.jpg
Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải rực rỡ cờ trong ngày 30/4.

Cùng ngày, tỉnh Quảng Trị diễn cũng đã tổ chức Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Bài liên quan
  • [Podcast] Nhà hát Lớn Hà Nội - Nơi hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử
    Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Nhà hát Lớn Hà Nội là Di tích kiến trúc và lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia. Nơi đây gắn liền với Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là nơi đã vang lên hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vào 15 giờ ngày 10/10/1954 trước khi hàng vạn người dân Thủ đô hướng về Cột cờ Hà Nội để thực hiện nghi lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng.
(0) Bình luận
  • Hỏa dược khố, Quan Tượng Đài triều Nguyễn như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế
    Hỏa dược khố và Quan Tượng Đài của triều Nguyễn ít khách đến tham quan, chiêm ngưỡng do bị khóa cổng khiến 2 di tích như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO