Đàm Vĩnh Hưng mất 40 tỷ vì bị bà Nguyễn Phương Hằng liên tục réo tên trên sóng livestream

Arttime| 01/07/2022 11:50

Thời điểm bị nữ CEO Đại Nam liên tục nhắc tên, Đàm Vĩnh Hưng bị hủy hợp đồng “khủng”.

Cách đây vài tháng, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhiều sao Việt trở thành nạn nhân chịu tổn thất nặng nề về tên tuổi, công việc… khi bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc tên trong các livestream. Từ đây, nhiều tin đồn không có căn cứ về “ông hoàng nhạc Việt” xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội như bị hành hung, cấm xuất cảnh...

Mặc dù Đàm Vĩnh Hưng đã được Cơ quan chức năng “minh oan”, bà Nguyễn Phương Hằng bị Công An TP.HCM tạm giam để phục vụ điều tra vào cuối tháng 3/2022, nhưng nam ca sĩ thừa nhận trong suốt 25 năm làm nghề, chưa bao giờ anh lại bị công chúng “hiểu sai” và “tấn công” khủng khiếp như vậy. Không những hình ảnh bị ảnh hưởng mà nhiều mối quan hệ của giọng ca “Chén đắng” cũng bị rạn nứt.

Đàm Vĩnh Hưng mất 40 tỷ vì bị bà Nguyễn Phương Hằng liên tục réo tên trên sóng livestream - 1

Tên tuổi Đàm Vĩnh Hưng bị ảnh hưởng nặng nề sau ồn ào từ thiện

Mới đây, Đàm Vĩnh Hưng tiết lộ, thời điểm ồn ào từ thiện xảy ra và bị nữ CEO Đại Nam liên tục réo tên trên mạng, anh đã bị mất hợp đồng trị giá 40 tỷ đồng, trong vòng 5 năm. “Ông hoàng nhạc Việt” thừa nhận, chính những tin đồn thất thiệt về anh đã khiến đối tác cân nhắc lại. Đồng thời, Mr. Đàm cũng bị nhiều khán giả chưa hiểu rõ vấn đề đã vội vàng tấn công trên trang cá nhân của những đơn vị mà anh đang hợp tác làm việc.

“Tôi rất hoang mang khi phải đối diện với khách hàng. Song tôi không bao giờ ăn vạ cả. Hợp đồng sắp sửa ký, người đại diện mà vướng lùm xùm và nghi vấn như vậy thì sẽ bị đối tác xem xét lại. Chuyện đó quá lớn mà. Một dự án kinh khủng khiếp chấp nhận trả tôi hơn 40 tỷ, kéo dài trong 5 năm. Đó là thiệt hại của tôi”, Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ.

Đàm Vĩnh Hưng mất 40 tỷ vì bị bà Nguyễn Phương Hằng liên tục réo tên trên sóng livestream - 2

Đàm Vĩnh Hưng thừa nhận ở thời điểm hiện tại anh đã thay đổi rất nhiều

Nhớ lại khoảng thời gian liên tục bị xúc phạm, mạt sát trên mạng xã hội, Đàm Vĩnh Hưng cho biết anh vô cùng đau lòng, tổn thương. Song anh không trách khán giả vì họ phải đối diện với một thông tin bị lặp đi lặp lại suốt thời gian dài từ một người có tiếng nói trên mạng xã hội. Tuy nhiên, vẫn với chút "ngông", Đàm Vĩnh Hưng khẳng định anh thoải mái trong tâm hồn vì không lo sợ bất cứ điều gì, sẵn sàng đối diện với mọi thứ.

Dẫu vậy, Đàm Vĩnh Hưng ở hiện tại đã có nhiều thay đổi. Anh thừa nhận, trước đây khi giận ai anh sẽ gọi điện thoại đáp trả liền, hỏi cho ra lẽ. Còn bây giờ anh mặc kệ, xem như "tàng hình". “Bây giờ tôi khác xưa lắm, giận nhưng không cho ai biết đâu. Tôi thay đổi nhiều lắm. Tôi cũng mặc áo tàng hình trước mặt một số người và để họ tự hiểu”, Đàm Vĩnh Hưng cho hay.

(0) Bình luận
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính: “Người không cũ” của Hà Nội
    GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đã dành cả cuộc đời của mình cho kiến trúc, dành tình yêu cho Hà Nội - mảnh đất ông sinh ra và lớn lên. Sau khi tốt nghiệp Đại học kiến trúc Matxcơva năm 1967 và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ kiến trúc về di sản và trùng tu năm 1977, ông trở về nước. 20 năm giữ chức Giám đốc Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (nay là Viện Bảo tồn di tích), Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam,… ông đã dành trọn kiến thức, tâm huyết cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích để gìn giữ và phát huy những di sản cha ông. Giải thưởng Lớn, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, năm 2024 vinh danh GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính như khẳng định lại những đóng góp của ông trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.
  • Lễ hội Chùa Hương 2025: Nâng cấp thành điểm đến du lịch văn hóa, truyền thống Việt
    Sáng 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Du lịch chùa Hương 2025 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố.
  • Hiện thực khát vọng phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
    Trải qua 40 năm Đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ đô cùng cả nước đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Hà Nội có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thủ đô đã và đang cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ phát huy tinh thần “Tuổi cao – gương sáng”
    Chiều 21/1, Hội Người cao tuổi (NCT) quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức Hội nghị công tác và ký kết giao ước thi đua giữa các phường; tặng quà người cao tuổi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Hà Nội chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 220/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.
Đừng bỏ lỡ
Đàm Vĩnh Hưng mất 40 tỷ vì bị bà Nguyễn Phương Hằng liên tục réo tên trên sóng livestream
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO