Đại gia Hà Thành chơi trội, bao trọn vườn bưởi cổ 2.000 quả ăn Tết

Theo Nhật Thanh/Vietnamnet | 27/11/2019 06:23

Là một trong những giống bưởi cổ, thơm ngon có tiếng, bưởi đường Quế Dương ở Hoài Đức (Hà Nội) luôn được giới nhà giàu săn tìm. Có đại gia sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng bao trọn vườn bưởi cổ thụ 30-60 năm để ăn Tết.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, các nhà vườn đã rục rịch xuất bán bưởi để kịp phục vụ thị trường cuối năm. Bên cạnh giống bưởi lai, bưởi nhập khẩu, thì giống bưởi đường ta từ thời ông bà xưa luôn được giới sành ăn săn lùng để thưởng thức và mang đi biếu.

Chẳng thế mà, cứ vào độ tháng 8 âm lịch hàng năm, chị Hà Thị Thu Hằng ở Bà Triệu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại vội tìm về những vườn bưởi cổ lâu năm ở Hoài Đức để chọn mua, đánh dấu những cây bưởi ngon nhất để ăn Tết và làm quà biếu người thân, bạn bè phương xa.

Đại gia Hà Thành chơi trội, bao trọn vườn bưởi cổ 2.000 quả ăn Tết - Ảnh 1.

Bưởi đường Quế Dương là một giống bưởi cổ, quý hiếm, cây lâu năm lên đến 30-60 năm

Chị Hằng chia sẻ, bưởi có nhiều loại, bán ngoài chợ không thiếu nhưng để tìm được cây bưởi ngon lâu năm không phải dễ. Bưởi bây giờ lai tạo, chiết ghép, trà trộn nhiều, trồng không đúng chất đất ăn khác vị ngay. Vì thế, đích thân chị phải tìm mua tận vườn Hoài Đức mới chọn được giống bưởi đường ưng ý.

Cách đây 2 năm, trong chuyến công tác, chị được một đồng nghiệp chiêu đãi đặc sản quê hương, chị Hằng mới biết đến giống bưởi quý nức tiếng ở Hoài Đức (Hà Nội). Từ đó, chị lân la hỏi han và tìm đến một nhà vườn cổ còn giữ những cây bưởi lên đến cả nửa thế kỷ, cho chất lượng ngọt thơm không ở đâu bằng, nên chị quyết định bao trọn cả vườn.

“Vườn này toàn những cây bưởi cổ 20-50 năm, mỗi cây cho 200-300 quả/vụ nên năm nào tôi cũng mua hết cả 10 cây, khoảng 2.000 quả ăn và biếu Tết bạn bè, người thân. Giống bưởi đường Quế Dương này ngọt lịm, tan tôm, mọng nước nên ai cũng tấm tắc khen ngon, mang biếu Tết cũng ấm lòng”, chị Hằng nói.

Cũng theo chị Hằng, giá bưởi đường lên xuống tùy từng năm, tùy từng kích cỡ quả to hay nhỏ và phụ thuộc vào từng cây, dao động từ 30.000-50.000 đồng/quả nên năm nào chị cũng chi vài chục triệu để mua cả vườn.

Đại gia Hà Thành chơi trội, bao trọn vườn bưởi cổ 2.000 quả ăn Tết - Ảnh 2.

Bưởi đường Quế Dương thu hoạch từ rằm tháng 8 âm lịch, giá dao động 30.000-50.000 đồng/quả

Tuy vậy, giống bưởi đường thường cho thu hoạch sớm, khoảng Rằm tháng 9 âm lịch. Sang tháng 10 âm quả chỉ còn lác đác ở một vài cây, vì vậy chị phải về vườn thu mua sớm. Đặc biệt, bưởi để càng lâu xuống nước ăn càng ngon nên có thể để dành ăn trong và sau Tết.

Tương tự, anh Phùng Hữu Tuệ ở Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cũng chia sẻ, nghe tiếng lành đồn xa về những cây bưởi đường cổ thơm ngon hàng chục năm ở Hoài Đức (Hà Nội), năm nào anh cũng đặt mua trước Tết 4 tháng vài cây để ăn dần, không mối buôn tranh nhau hết.

Bưởi dưới 20 năm tuổi thì nhiều, nhưng tìm được cây 30-50 năm vô cùng hiếm nên 3-4 năm nay, gia đình anh phải chi cả chục triệu đồng bao tiêu cả vườn bưởi 1.000-2.000 quả mới được ăn thỏa thích giống bưởi ngọt lịm đặc sản này.

“Tôi phải chuyển khoản đặt cọc tiền trước Tết 4-5 tháng, đến khi thu hoạch họ gọi về tận vườn cắt. Bưởi đường ở đây quả to, nặng từ 1,2-1,5kg/quả. Dù có năm bưởi đắt lên đến 50.000 đồng/quả tôi vẫn mua hết vì nhà mình ăn quen, đi biếu cũng yên tâm, thật sự đáng đồng tiền bát gạo”, anh Tuệ nói.

Đại gia Hà Thành chơi trội, bao trọn vườn bưởi cổ 2.000 quả ăn Tết - Ảnh 3.

Giống bưởi cho quả to, thơm ngon, mọng nước

Là một trong những hộ trồng bưởi đường lâu năm ở xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội), từ hồi về làm dâu, bà Trần Thị Thu đã được thưởng thức vị ngọt đậm đà của giống bưởi đường nơi đây. Đến nay, cây lâu năm nhất là 40-60 năm tuôi, cho quả ngọt, đều nước, càng để lâu càng ngon, tuy vậy số lượng cũng không nhiều. Bà giữ cho mỗi người được thưởng thức một ít, chứ không rao bán rộng rãi.

Hiếm có là vậy nên năm nào khách VIP Hà Nội cũng đặt mua bưởi đường cổ từ đầu vụ, dù giá có cao đi chăng nữa. Mỗi cây cho 200-300 quả khách đều đến tận vườn mua chỉ mấy tuần đầu là hết.

Cũng chỉ giữ lại được vài cây bưởi đường Quế Dương cổ, ông Nguyễn Hải Bằng - hộ chuyên trồng bưởi ở Hoài Đức, thừa nhận, hiện giống bưởi đường cổ xưa không còn nhiều, cây từ 25-50 năm ngày càng hiếm. Khách muốn ăn phải về tận vườn đặt trước may ra mới có.

Năm nay, vườn nhà ông Bằng cho thu khoàng 1.000 quả bưởi đường trên 20 năm. Khách sành ăn đã bao mua hết, giờ ông chỉ còn bưởi Diễn chuẩn bị cho dịp Tết.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đại gia Hà Thành chơi trội, bao trọn vườn bưởi cổ 2.000 quả ăn Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO