Chính sách & Quản lý

Đa dạng các hoạt động "Giữ nghề xưa trên phố"

Khánh Quỳnh 19/04/2024 20:17

Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Chuỗi hoạt động do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, nhà nghiên cứu, lương y... tổ chức nhân dịp kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 138 năm ngày Quốc tế Lao động và hướng tới sự kiện UNESCO thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025”. Trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

591cdad2bbf715a94ce6.jpg
Không gian nghề thuốc cổ truyền được tái hiện sinh động.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Trần Thị Thúy Lan – Phó trưởng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết: Trong quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội luôn chú trọng nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị và cá nhân nhằm bảo tồn các nghề thủ công truyền thống, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh Phố cổ, thúc đẩy phát triển du lịch Thủ đô.

cf0f68083f2d9173c83c.jpg
Trưng bày một số hiện vật nghề thuốc Đông Nam dược.

Năm 2014-2015, UBND quận Hoàn Kiếm đã có dự án trùng tu phố Lãn Ông nhằm bảo tồn và phát huy một phố nghề truyền thống trong khu Phố cổ. Đây không chỉ là nơi phát huy nghề truyền thống của dân tộc, kế thừa những tinh hoa y học cổ truyền mà còn là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế, du lịch tại địa phương.

09bdd3adb98817d64e99.jpg
Sự kiện có sự tham dự của các đại biểu đến từ nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau.

Diễn ra từ ngày 19/4 đến ngày 12/5/2024, chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố" bao gồm nhiều sự kiện như: trưng bày giới thiệu nghề thuốc Đông y cổ truyền Việt Nam; tái hiện không gian hoạt động của gia đình lương y làm nghề thuốc Đông y truyền thống; trưng bày giới thiệu cây thuốc dược liệu, sản phẩm thuốc, khu vực điều chế thuốc Đông y cổ truyền, không gian tư vấn bắt mạch.

Bên cạnh đó, còn có chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc; trưng bày giới thiệu và tọa đàm “Nghề thuốc Đông y Hoàn Kiếm gắn với phát triển phố nghề Lãn Ông”; triển lãm mỹ thuật “Thăng Long hội tụ” của các nghệ sĩ, họa sĩ Sơn Tây; giới thiệu làng nghề thổ cẩm Xí Thoại; trưng bày giới thiệu nghề sơn mài; triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”./.

Bài liên quan
  • Lịch sử cá nhân trong dòng lịch sử quốc gia qua trường hợp "Hoan Châu Ký"
    Sáng ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã diễn ra tọa đàm “Đối thoại về di sản dòng họ: Lịch sử cá nhân trong dòng lịch sử quốc gia qua trường hợp Hoan Châu Ký”. Sự kiện do Công ty sách Omega Việt Nam phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức, nhân dịp tái bản cuốn sách “Hoan Châu Ký” và 360 năm của đại lễ “Thập niên sự lệ”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đa dạng các hoạt động "Giữ nghề xưa trên phố"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO