Văn hóa – Di sản

Lịch sử cá nhân trong dòng lịch sử quốc gia qua trường hợp "Hoan Châu Ký"

Khánh Quỳnh 15:41 19/04/2024

Sáng ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã diễn ra tọa đàm “Đối thoại về di sản dòng họ: Lịch sử cá nhân trong dòng lịch sử quốc gia qua trường hợp Hoan Châu Ký”. Sự kiện do Công ty sách Omega Việt Nam phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức, nhân dịp tái bản cuốn sách “Hoan Châu Ký” và 360 năm của đại lễ “Thập niên sự lệ”.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều chuyên gia, mang đến những cái nhìn sâu sắc và gợi mở về công cuộc nghiên cứu lịch sử dòng họ - lịch sử cá nhân tại Việt Nam – một chủ đề tưởng chừng như bị “lãng quên” nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa.

“Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký” là một trong những bộ tiểu thuyết chương hồi cổ nhất nước ta, được một vị tổ của dòng họ Nguyễn Cảnh viết vào những năm cuối thế kỷ XVII. Cuốn sách viết về lịch sử của dòng họ Nguyễn Cảnh trong suốt 273 năm, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn học.

5becb78bbe9210cc4983.jpg
Tọa đàm có sự tham gia đông đảo các chuyên gia và khán thính giả trẻ.

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thu Hoài – Phó Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia I nhấn mạnh: cuốn sách “Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký” cung cấp và bổ trợ cho nguồn tư liệu chính sử ở Việt Nam - giai đoạn mà tư liệu nước ta vẫn còn thiếu.

a84c867dcd64633a3a75(1).jpg
Bà Nguyễn Thu Hoài – Phó Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia I phát biểu tại tọa đàm.

Còn diễn giả - TS. Phạm Văn Tuấn thì cho rằng tác phẩm “Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký” cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu gia phả hay di sản dòng họ, bởi nó không chỉ kể về tiến trình phát triển của một dòng họ, mà còn góp phần thể hiện các sự kiện lớn của dân tộc, những biến cố của quốc gia trong gần 300 năm – những điều mà đại sử không thể ghi chép hết được. Từ quan sát trong quá trình nghiên cứu của mình, ông đưa ra nhận định hiện nay nghiên cứu sử nước ta còn bỏ sót rất nhiều khía cạnh, nhất là sử địa phương.

Tại tọa đàm, diễn giả - nhà báo Nguyễn Phan Khiêm chia sẻ về dấu ấn lịch sử văn xuôi trong dòng chảy lịch sử. Diễn giả khẳng định vị trí đặc biệt của tác phẩm Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký”. Theo ông đây là một gia phả nhưng cũng là một tác phẩm văn học. "Dù là tư sử, nhưng cuốn sách bám sát vào những diễn biến lịch sử đất nước, thậm chí bổ sung cho chính sử. Về mặt ngôn ngữ nghệ thuật, tác phẩm có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và bình dân, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn với các tiểu thuyết chương hồi khác ở nước ta trong cùng thời kỳ", nhà báo Nguyễn Phan Khiêm nhận định.

1211db35902c3e72673d(1).jpg
Các diễn giả chia sẻ trong sự kiện.

Đáng chú ý, tại tọa đàm các diễn giả còn tập trung thảo luận về những tiềm năng trong nghiên cứu tư sử, vi sử hay di sản dòng họ bên cạnh gia phả như sắc phong, văn bia, hương ước... ; đề cập tới những khó khăn trong việc làm tư liệu sử ở nước ta; đồng thời nhấn mạnh đến việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi công dân trong việc đóng góp trong việc bảo lưu những giá trị văn hóa – tinh thần của người Việt.

Theo đó, việc nghiên cứu di sản dòng họ một cách kĩ lưỡng không chỉ tăng vốn hiểu biết về gốc gác của mỗi các nhân, mà còn là cảm thức tâm linh, sự tự hào với tông tộc của mình. Bên cạnh đó, lịch sử cá nhân, lịch sử dòng tộc đều là những nguồn tư liệu sinh động, để liên kết lại thành những mảnh ghép nối liền những đứt gãy lịch sử, tạo thành một bức tranh tổng hòa và khẳng định bản vị quốc gia, dân tộc./.

Bài liên quan
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Lịch sử cá nhân trong dòng lịch sử quốc gia qua trường hợp "Hoan Châu Ký"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO