Tác giả - tác phẩm

Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”

Thụy Phương 18/04/2024 19:52

Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.

Chia sẻ về cuốn sách này, tác giả Trịnh Quang Dũng cho hay năm 2012 cuốn sách “Văn minh trà Việt” đã ra mắt bạn đọc. Sau 10 năm sưu tầm, tích lũy thêm nhiều tư liệu quý giá và đón nhận những phản hồi tích cực từ cộng đồng yêu trà Việt, tác giả càng đủ cơ sở để minh xác, khẳng định thêm về lịch sử văn hóa trà Bách Việt, cội nguồn căn bản của trà Việt trải suốt 5000 năm lịch sử. Cũng bởi thế ông đã quyết định chỉnh lí, bổ sung để tái bản sách ngõ hầu đáp ứng sự kì vọng và tri ân tấm thịnh tình của độc giả bốn phương.

banner-sk-van-minh-tra-viet.jpg

Cuốn sách dày 844 trang, chia làm 4 phần viết về cuộc hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5.000 năm của người Việt.

Phần I “Minh triết cội nguồn trà Việt”, lần đầu tiên biên niên sử trà Việt được dựng nên từ những cứ liệu quý giá, chắt lọc, truy xét kỹ lưỡng, khai thác qua nhiều nguồn thông tin: dữ liệu lịch sử, tư liệu khảo cổ, tác phẩm văn học, các truyền thuyết, phả lục và trên hết từ những nhân chứng, vật chứng sống còn đang hiển hiện quanh ta.

Theo dòng lịch sử, người đọc sẽ được trở về với cội nguồn cây trà Việt, rõ hơn về nơi hội tụ và bảo tồn tinh hoa trà Bách Việt, cũng như triết lý - thuộc tính của trà cung đình Việt, trà dân gian.

Phần II của cuốn sách đề cập tới “Nghệ thuật thưởng thức trà Việt” với nhiều phong thái: uống chè dân gian giải khát (chè tươi, chè nụ, chè vối, chè vằng, trà đá, trà chanh...); trà dược – trà thảo mộc Việt; và nghệ thuật thưởng trà bác học - cung đình kiêu sa và tinh tế.

Phần III đề cập tới “Hành trình trà cụ Việt xuyên thế kỷ”, từ trà cụ thời cổ sử đến trà cụ thời Việt tự chủ, trà cụ kí kiểu Việt và cả dòng trà cụ xuất nhập khẩu. Nếu như trà cụ dân gian không chỉ gắn liền với hơi thở làng quê mà ăn sâu bén rễ vào tất cả mọi tầng lớp: từ cộng đồng cư dân nghèo khó đến tầng lớp trên giàu sang quyền quý, thậm chí cả ở giới tinh hoa thì trà cung đình lại mang hơi hướng khác biệt hẳn. Loại trà cụ cung đình chẳng những thể hiện sự tinh tế, độc đáo, chuyên biệt hóa cao, mà còn luôn ẩn chứa nét sáng tạo, sang trọng, kiêu sa của giới quý tộc Việt.

Một bề dày về nghề khai thác, canh tác trà trải hơn 5000 năm của tộc Việt vượt qua bao bão tố của lịch sử cũng đã được tìm tòi, tái hiện thông qua những vùng trà huyền thoại, những đặc sản trà tinh khiết, cao sang chinh phục lòng người, khắc dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè toàn cầu. Nội dung này đã được tác giả phản ánh rõ nét trong Phần IV “Nghiệp chè Việt” của cuốn sách.

z5360424193432_fdbf0f96ab6defe19c90bd36dcc01352.jpg
Tại buổi giao lưu ra mắt sách được tổ chức sáng 18/4, nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh cuốn sách đã được tác giả cùng các vị khách mời chia sẻ.

Điểm đặc biệt của lần tái bản này là tác giả đã bổ sung thêm nhiều nguồn tư liệu và cứ liệu quan trọng để minh xác, khẳng định thêm về lịch sử văn hóa trà Bách Việt, cội nguồn căn bản của trà Việt trải suốt 5000 năm lịch sử.

Qua cuốn sách, chân dung trà Việt hội tụ từ văn hóa trà Bách Việt dần được sáng tỏ hơn bao giờ hết. Kho báu vô giá trà Shan Tuyết cổ thụ Việt đã xuất lộ suốt một dải vùng Tây Bắc sang Đông Bắc Việt Nam, kéo tới Tây Nguyên, thậm chí hiện diện ngay tại khu vực châu thổ sông Hồng đã minh chứng hùng hồn: “Việt Nam” là một trong những “cái nôi” phát tích hiếm hoi của cây trà trên thế giới! Chứng cứ phi Hán và minh định cư dân Bách Việt mới là chủ nhân thực sự tạo dựng lên con đường Trà mã cổ đạo kì bí từ 1500 năm trước. Nhiều tư liệu mới về nguồn gốc trà Đâm dân gian có từ thế kỉ III (TCN). Hàng loạt chứng cứ văn hóa trà Bách Việt hội tụ về trà Việt qua tập tục trà của người: Mông, Thái, Dao, Mường, Cao Lan, Hà Nhì, Sán Dìu… đã được sưu tầm. Chứng cứ khẳng định về trà Mạn Hảo Việt danh bất hư truyền càng thuyết phục hơn về nền một văn hóa trà Việt đậm đặc bản sắc.

Và nữa, rất nhiều câu chuyện thú vị mới về trăm năm trà sen Trưởng An, về giống trà chờ Lồng Việt chiếm vị trí giống chủ đạo của vương quốc trà Ceylon (Sri Lanka) và “chân dung” chân thực về những vùng trà đầy quyến rũ đã được tác giả đề cập tới. Nào Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), Linh Sơn (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Thanh Chương (Nghệ An), Long Cốc Phú (Phú Thọ)… cùng các dự án trà, những nhân vật trẻ tuổi nhưng dốc lòng, dốc sức với cây chè như: Đào Đức Hiếu, bỏ phố lên rừng, vượt cổng trời để bầu bạn với cây trà Shan Tuyết; ông Đặng Văn Minh, người trải qua bao đắng cay trong đời, nhưng chính cây chè Shan Tuyết đã cứu cuộc đời và đưa ông tới một cuộc sống mới.

Những câu chuyện đậm đặc chất văn hóa Việt vẽ tiếp bức tranh toàn cảnh hoành tráng hơn, sinh động và kì vĩ hơn về nền “Văn minh trà Việt”! Nói như nhà văn Hoàng Quốc Hải, nếu không có sự yêu mến say mê với trà và một trí tuệ minh mẫn thì tác giả khó có thể làm được một cuốn sách công phu như thế. Còn Đại tá, nhà báo Phạm Văn Tú – Phó Giám đốc Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội nhân dân Việt Nam thì nhận định: “Cuốn sách thể hiện sự khoa học và lối viết hấp dẫn, đặc biệt có rất nhiều câu chuyện truyền cảm hứng. Ngoài các cứ liệu lịch sử thuyết phục, cuốn sách còn phản ảnh chân thực hơi thở cuộc sống”./.

Bài liên quan
  • Ra mắt nhiều tựa sách mới chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
    Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO