Cuộc cách mạng lớn làm thay đổi ngành Xuất bản

Hanoimoi| 16/05/2022 13:24

Từng có ý kiến tỏ ra e ngại rằng, sự xuất hiện của các sản phẩm số có thể làm “triệt tiêu” sách giấy, nhưng thực tế những năm qua cho thấy sách điện tử và sách in sẽ song hành. Sự đổi mới và tính đa dạng của hai loại hình sách này có tác động tương hỗ, từ đó góp phần thúc đẩy văn hóa đọc.

Cuộc cách mạng lớn làm thay đổi ngành Xuất bản
Sách điện tử đã hình thành một cộng đồng đọc riêng.

Xuất bản số đã khởi động từ lâu

Đọc sách giấy hay đọc sách trên các thiết bị thông minh đã không còn là câu chuyện được bàn đến nhiều như khi các sản phẩm xuất bản số mới xuất hiện. Bởi cho đến nay, sách điện tử đã hình thành một cộng đồng đọc riêng. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Thái Hà Books, kết quả phỏng vấn "bỏ túi" được thực hiện với 10.000 người cho thấy, đa số người trên 40 tuổi chọn đọc sách in, độc giả trẻ hơn thì thích sách điện tử. Chỉ với một thiết bị nhỏ gọn mà có thể chứa hàng nghìn đầu sách, sự tiện lợi của sách điện tử là ưu điểm lớn đối với các độc giả trẻ ưa xê dịch ngày nay. So với sách in, sách điện tử lại có giá trị tăng thêm như tính tương tác cao với nhiều hình ảnh động, audio, video, biểu đồ sinh động, các tính năng tìm kiếm, ghi chú, đánh dấu, lưu trữ, tra cứu nhanh. Hơn nữa, người đọc còn có thể chia sẻ, trao đổi với tác giả, dịch giả hay nhà xuất bản (NXB) trên chính cuốn sách điện tử đó.

Ở Việt Nam, chuyển đổi số trong xuất bản đã được khởi động từ khá lâu. Ông Nguyễn Anh Tú, Giám đốc NXB Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, ngay từ năm 2009, khi chưa có quy định pháp luật về xuất bản số, NXB Đại học Kinh tế quốc dân đã bắt đầu thực hiện số hóa sách giấy để bạn đọc dễ tiếp cận. Tương tự với nhiều NXB hay các thư viện, việc số hóa sách giấy đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Song, số hóa sách in chỉ là “phần nổi” của cả “tảng băng” chuyển đổi số trong ngành Xuất bản. Ở tất cả các đơn vị làm sách, công nghệ số đã được ứng dụng trong nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ nhiều hay ít tùy thuộc từng đơn vị, nhưng nhìn chung quá trình số hóa diễn ra tương đối chậm, và các đơn vị liên kết dường như làm tốt hơn các đơn vị xuất bản.

Quá trình số hóa không chỉ diễn ra ở khâu sản xuất như biên tập, thiết kế, xuất bản, truyền thông tại các đơn vị làm sách, mà còn xuất hiện ở khâu lưu thông, phân phối xuất bản phẩm của nhiều doanh nghiệp. Trong những năm qua, hàng loạt nhà sách điện tử đã xuất hiện và trở thành kênh phân phối sách rất quan trọng, như Vinabook, Tiki, Fahasa... Tương tự, là hàng loạt tác giả nổi lên từ “cõi mạng” như Nguyễn Phong Việt, Anh Khang, Huyền Trang Bất Hối, Born... Đó còn là xu hướng tự xuất bản thông qua hình thức gây quỹ cộng đồng của Comicola, Crobo, hoặc các ý tưởng sách xuất phát từ các hội nhóm đồng sở thích trên mạng xã hội như nhóm Ký họa đô thị Hà Nội (Urban Sketchers Hanoi), Hà Nội tri thức... Cùng với đó là sự phát triển của những tên tuổi tiên phong trong làng xuất bản số. Như Waka với các dịch vụ đọc sách online trên Waka 4.0, bán sách giấy chính hãng có bản quyền trên Waka shop, cung cấp nội dung, xuất bản phẩm có bản quyền trên Waka truyện dịch, ngoài ra còn có sản phẩm liên kết như ứng dụng đọc truyện tranh bản quyền Manwa, ứng dụng nghe sách nói, podcast có bản quyền Mydio. Hay như các ứng dụng sách nói Fonos, Voiz FM... đang ngày càng được nhiều người chọn dùng.

Sự phát triển của xuất bản điện tử đã trở thành xu thế tất yếu, ngày càng được các tác giả, các đơn vị làm sách quan tâm. Họ có thể cho ra mắt phiên bản sách điện tử cùng lúc với bản sách in, hoặc chọn phương pháp tự xuất bản khi thị trường đã xuất hiện những nền tảng mà qua đó tác giả có thể tự thiết kế, chỉnh sửa, đăng tải tác phẩm mới. Chẳng hạn, nền tảng hỗ trợ, kết nối xuất bản IPub giúp tác giả không chỉ đăng tải tác phẩm mới, tiếp cận trực tiếp với độc giả mà còn quản lý được chi phí thực tế phải bỏ ra, doanh thu và lợi nhuận trên từng đầu sách. Bỏ qua nhiều khâu trung gian để đội ngũ viết chuyên tâm sáng tác, những nền tảng số này được cho là sẽ góp phần thay đổi cục diện thị trường xuất bản trong tương lai, thậm chí có thể tạo ra những thế hệ nhà văn mới khi nhiều tác giả nhờ đó mà giảm bớt sự rụt rè, tự ti của người mới chập chững viết, mạnh dạn sáng tạo hơn.

Cuộc cách mạng lớn làm thay đổi ngành Xuất bản
Sự xuất hiện của sách điện tử không “triệt tiêu” sách giấy mà sách điện tử và sách in đang song hành phát triển bởi tính đa dạng của hai loại hình sách này có tác động hỗ trợ nhau, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc. Ảnh: Minh Vũ

Cơ hội phát triển văn hóa đọc

Chuyển đổi số dường như đã là một cuộc cách mạng lớn làm thay đổi ngành Xuất bản khi tạo ra sự đa dạng của xuất bản phẩm và các mô thức xuất bản. Chính sự đa dạng này đã và đang mở ra cơ hội cho sự phát triển văn hóa đọc. Đứng trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn ngày một hấp dẫn, cùng với đó là tính kết nối và tương tác của mạng xã hội, thì sách in khó thu hút độc giả hơn so với trước. Độc giả trẻ ngày nay thường ngại sách in nhiều chữ, điều đó giải thích vì sao truyện tranh, sách tranh rất đắt hàng. Tương tự là xu hướng sách tóm tắt, sách mini ra đời để tóm tắt các tác phẩm văn học kinh điển nhằm tạo bước đệm cho độc giả tiếp cận tác phẩm nguyên gốc.

Có thể nói, nhờ công nghệ số, ngày càng có nhiều xuất bản phẩm hay, đẹp ra đời, đặc biệt là ở dòng sách tương tác dành cho trẻ em. Hàng loạt xuất bản phẩm như sách rút mở, lật kéo, sách âm thanh, sách chiếu bóng... đã khơi gợi sự tò mò từ trẻ em, khiến trẻ mong muốn khám phá, tiếp cận và dần hình thành tình yêu sách. Cũng nhờ công nghệ số, độc giả ngày nay biết thông tin về các xuất bản phẩm nhanh hơn, phong phú hơn, có nhiều cơ hội để giao lưu với tác giả, dịch giả, chia sẻ quan điểm với các nhóm đồng sở thích hay gửi ý kiến góp ý đến các đơn vị làm sách. Những điều này đã và đang góp phần không nhỏ trong việc “níu chân” độc giả.

Những ngày tháng dịch Covid-19 căng thẳng vừa qua là minh chứng rõ nét nhất cho thấy chuyển đổi số đã mở ra cơ hội cho ngành Xuất bản như thế nào. Hội sách trực tuyến quốc gia được tổ chức trên trang book365.vn tạo sự bất ngờ cho đội ngũ làm công tác xuất bản, bao gồm cả các cơ quan quản lý, các đơn vị kinh doanh, xuất bản khi số lượng sách đặt mua tăng cao, các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến thu hút đông người tham dự. Giãn cách xã hội khiến nhiều người phải “đếm” thời gian trôi qua các kênh giải trí như xem phim, nghe nhạc và đọc sách, khi đó sách điện tử tỏ rõ tính đắc dụng. Trước những kho sách số rộng lớn, độc giả dễ dàng tìm được một cuốn sách muốn đọc. Thậm chí, nếu chưa biết nên đọc sách gì thì công nghệ số lại giúp họ tiếp cận các cộng đồng đọc để tìm kiếm sự tư vấn, hoặc đọc các tóm tắt nội dung, đánh giá nhận xét để hiểu hơn về tác phẩm. Khi mắt đã mỏi bởi tiếp xúc nhiều với các thiết bị có ánh sáng xanh, thì sách nói sẽ là một lựa chọn tốt. Những sản phẩm sách điện tử ấy đã “kéo lại" nhiều độc giả, những người vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ từng bỏ quên việc đọc.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh về công nghệ thông tin, số lượng người sử dụng internet rất lớn. Xuất bản số, bởi thế, là xu hướng tất yếu và cần được đẩy mạnh để thu hút nhiều bạn đọc hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc, rất cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của bạn đọc về bản quyền. Bên cạnh đó, cần xây dựng thói quen đọc có văn hóa, bởi nếu bản quyền sách số không được đảm bảo thì sẽ làm nản lòng tác giả, dịch giả, đồng thời khiến các doanh nghiệp ngại đầu tư vào mảnh đất tiềm năng này.

(0) Bình luận
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
    Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.
  • Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất
    Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn với chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc.
  • Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi
    Thi sĩ thương binh Hoàng Cát đã vĩnh biệt “cõi người” vào ngày 1/7/2024, tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Sự mất mát này đã để lại biết bao thương tiếc đối với những người yêu kính, ngưỡng mộ thi sĩ về đời, thơ và nhân cách của ông.
  • Triển vọng tiểu thuyết ngắn
    Ngày nay rất khó nhìn thấy hình ảnh một người say mê đọc những bộ tiểu thuyết trường thiên như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của M.Solokhov, “Những người khốn khổ” của V. Hugo… mặc dù đó là những kiệt tác văn chương thế giới.
  • Để lý luận phê bình sân khấu không còn thiếu và yếu
    Dù đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, thế nhưng đội ngũ lý luận phê bình (LLPB) sân khấu nước ta hiện nay vừa thiếu và yếu, vừa có dấu hiệu lệch hướng dẫn đến những hạn chế trong việc thúc đẩy sự phát triển đời sống sân khấu. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ LLPB sân khấu, qua đó cổ vũ sáng tác, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, góp phần xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, đó cũng chính là những băn khoăn, trăn trở của không ít người trong giới nghề. Dưới đây là một số những chia sẻ của các văn nghệ sĩ xoay quanh vấn đề này.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm và hơn hết là tình yêu Hà Nội của những người làm báo
    Tối 28/9, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển Văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, lần thứ VII - năm 2024 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Ký ức xương rồng
    Tôi chuyển cây xương rồng ra mảnh vườn nhỏ trước nhà. Dạo đó cái cây lớn nhanh hơn. Tôi lo chiếc chậu cảnh nhỏ không đủ chỗ cho nó. Đó là vào một ngày hạ mưa đổ liên miên. Cái cây đã ở cùng tôi qua mùa xuân trong chiếc chậu con con ấy.
  • [Video] Góp phần phát triển Hà Nội trở thành thành phố của Sách và Tri thức
    Tối 27/9 tại Phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm), Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ 9 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình”. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”.
  • Sơ duyệt chương trình "Ngày hội văn hóa vì hòa bình"
    Chương trình “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” được thành phố Hà Nội xác định là dấu ấn đặc biệt của thành phố trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và là ngày hội của toàn dân do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức.
  • Cuộc thi “Hát về Hà Nội”: Như một lời tri ân về quá khứ hào hùng của Thủ đô
    Ngay từ những ngày đầu năm học, để khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với Thủ đô Hà Nội, trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã phát động cuộc thi “ Hát về Hà Nội” trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Cuộc thi nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Di tích Nhà tù Hỏa Lò – “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng
    Trong những ngày đầu tiếp quản Thủ đô, Nhà tù Hỏa Lò là một trong những nơi đầu tiên quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản trong những Ngày Giải phóng Thủ đô. Nằm độc nhất trên con phố Hoả Lò, di tích Nhà tù Hỏa Lò được biết đến là "địa ngục trần gian", từng là nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Quy định về phối hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng chức năng liên quan
    Tổ công tác rời UBND thành phố sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, ngày mai họ sẽ xuống các huyện, xã để tiếp tục công việc của mình. Đêm cuối tại thành phố nên Nam bảo mọi người tuỳ ý di tản đi chơi. Trời đêm phố biển sáng rực rỡ bởi ánh đèn ở khắp nơi, Nam và Hải đang vừa đi vừa nói chuyện thì chợt có tiếng gọi...
  • Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" - lời tỏ bày tình yêu với Hà Nội
    Từ 28/9/2024 đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”. Triển làm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Liên hoan hát then - đàn tính và xòe Thái lần thứ VI
    Với chủ đề "Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu - tinh hoa tỏa sáng", các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Liên hoan có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, thông qua hình thức hát Then, đàn Tính, múa trong Then và nghệ thuật Xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái.
  • Hội sách Hà Nội 2024: Cầu nối của tri thức, lan tỏa văn hóa đọc
    Tối 27/9, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” đã khai mạc tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
  • [Video] “Hà Nội và Tôi”: Bồi đắp và lan tỏa tình yêu Hà Nội
    Ngày 27/9 tại phố Sách Hà Nội (phố 19/12, quận Hoàn Kiếm). Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi khẳng định, hàng trăm tác phẩm dự thi cuộc thi viết Hà Nội và tôi đã phản ánh sinh động những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà thành, góp phần lan tỏa một Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại.
  • [Podcast] Một số nội dung mới cơ bản của Luật Thủ đô (sửa đổi)
    Luật Thủ đô (sửa đổi) Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở A Lưới
    Phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
  • Long Biên: Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tối 26/9, UBND quận Long Biên tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại - văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Cuộc cách mạng lớn làm thay đổi ngành Xuất bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO