Công tác xã hội giúp cuộc sống thêm ý nghĩa

HNM| 08/10/2021 07:03

Đó là quan niệm của bà Lê Thị Chương, Tổ phó tổ dân phố số 2, phường Việt Hưng (quận Long Biên) sau nhiều năm hết lòng với công tác xã hội, được cộng đồng dân cư yêu mến và tín nhiệm. Nhờ những cống hiến đầy nhiệt huyết của bản thân với đời sống văn hóa ở cơ sở, bà Lê Thị Chương đã được UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021.

Công tác xã hội giúp cuộc sống thêm ý nghĩa
Bà Lê Thị Chương, Tổ phó tổ dân phố số 2, phường Việt Hưng (quận Long Biên) hỗ trợ kiểm tra, xử lý lăng quăng (bọ gậy) tại nhà một hộ dân trên địa bàn.

Hết lòng trong mọi công việc

Một năm về trước, đoạn tường dài 200m tại ngách 48/67, tổ dân phố số 2 (phường Việt Hưng, quận Long Biên) còn là điểm tập kết rác thải, vật liệu xây dựng… tự phát, lộn xộn và nhếch nhác. Nhưng nay, nơi đây đã mang diện mạo mới mẻ, sạch đẹp, thậm chí trở thành nơi dừng chân nhìn ngắm của nhiều người, nhờ những mảng tường hoa và bích họa. Đổi mới này đến từ sáng kiến của Tổ phó tổ dân phố số 2 Lê Thị Chương cùng sự đồng lòng, chung sức của nhiều người dân trong tổ dân phố.

Bà Đào Thị Vĩnh (tổ dân phố số 2) cho biết: “Để xóa bỏ những hình ảnh thiếu mỹ quan, bà Lê Thị Chương đề xuất với chi bộ, tổ dân phố xây dựng đoạn đường nở hoa tại ngõ 48 và đoạn đường bích họa - tường hoa tại ngách 48/67; trực tiếp vận động từng hộ dân chung tay ủng hộ, đồng thời gương mẫu đi đầu trong nhiều phần việc. Nhờ vậy, chỉ sau vài tháng, đoạn đường nở hoa, đoạn đường bích họa - tường hoa được hình thành, với tổng chiều dài hơn 300m. Mừng hơn cả, kể từ khi các mô hình trên xuất hiện, những hành vi gây mất mỹ quan đã không còn”.

Đoạn đường nở hoa, đoạn đường bích họa - tường hoa là một trong nhiều sáng kiến vì đời sống văn hóa cộng đồng của bà Lê Thị Chương, một cán bộ hưu trí, hiện đang đảm trách nhiều công tác xã hội, bên cạnh vai trò Tổ phó tổ dân phố số 2. Điều đáng nói, với công việc nào, bà Chương cũng đều nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu, đi đầu. Chẳng hạn như việc tổng vệ sinh môi trường vào thứ bảy hằng tuần ở khu dân cư. Nhiều năm qua, bất kể ngày nắng nóng hay mưa rét, bà Lê Thị Chương đều xuống phố từ sáng sớm để quét dọn, thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, bóc gỡ quảng cáo, rao vặt...

Cùng tham gia với bà là các đảng viên, cán bộ hưu trí, đông đảo người dân, góp phần gắn kết cộng đồng, tạo thành nét đẹp văn hóa ở khu dân cư. Theo Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 2 (phường Việt Hưng) Âu Xuân Kiên, từ sự nhiệt huyết của bà Lê Thị Chương, hàng loạt các hoạt động, như: Trồng cây hoa xóa chân rác, treo giỏ hoa mừng Tết cổ truyền, sử dụng vật liệu tái chế làm đồ chơi thân thiện với môi trường cho trẻ em, góp phế liệu gây quỹ... đã ra đời, góp phần tô đẹp cho khu phố và nâng cao trách nhiệm chung tay vì cộng đồng của mỗi người dân.

Còn sức còn cống hiến

Giữ nguyên nhiệt huyết cống hiến cho cộng đồng, ngay tại thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bà Lê Thị Chương cùng với nhiều đảng viên, người dân gương mẫu, tích cực của phường tiếp tục tham gia những phần việc ý nghĩa, là cánh tay nối dài cho công tác hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh ở địa phương. Có thể kể đến mô hình bếp ăn “cơm trưa nghĩa tình - đồng hành chống dịch” chuẩn bị các suất cơm cho lực lượng trực chốt; mô hình “đi chợ giúp nhau” hỗ trợ các hộ dân trong khu vực phong tỏa mua sắm thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt; tặng quà cho các hộ ở trọ, lao động tự do mất việc, người cao tuổi ốm dài ngày… đều có sự tham gia tích cực của người cán bộ hưu trí nhiệt huyết này.

Theo chia sẻ của bà Lê Thị Chương, tuần qua, bà cùng một số cán bộ, đảng viên túc trực tại nhà văn hóa để hỗ trợ người dân làm thủ tục đề nghị hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13-8-2021 của HĐND dành cho các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ngày cuối tuần, bà lại cùng với các thành viên của tổ dân phố đến từng hộ dân vận động, hướng dẫn diệt bọ gậy, ngăn “dịch chồng dịch”. Xen kẽ với đó là những giờ tranh thủ “đi chợ giúp nhau”; phát phiếu đi chợ; tuyên truyền, vận động người dân tham gia xét nghiệm sàng lọc, tiêm vắc xin phòng Covid-19… Có thể thấy, công việc hằng ngày, hằng giờ của bà Lê Thị Chương đều gắn với công tác xã hội.

“Tham gia công tác xã hội ở địa phương, góp phần công sức nhỏ bé cho nơi mình sinh sống tốt đẹp hơn, tôi thấy rất vui và ý nghĩa. Tôi rất may mắn là có sự ủng hộ của người thân, sự tín nhiệm của nhân dân trong tổ dân phố. Tôi nguyện còn sức, còn tiếp tục cống hiến cho cộng đồng”, bà Lê Thị Chương bộc bạch.

Ghi nhận những đóng góp của bà Lê Thị Chương với địa phương, Chủ tịch UBND phường Việt Hưng Nguyễn Kim Ánh cho biết: “Bà Lê Thị Chương là tấm gương tiêu biểu cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, là bông hoa trong vườn hoa “người tốt - việc tốt” của phường Việt Hưng. Mong rằng, bà Lê Thị Chương luôn giữ được sự đam mê, nhiệt huyết với công tác cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng, đổi mới đời sống văn hóa ở cơ sở”.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ chức Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024
    “Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội thứ VII - năm 2024”  khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội nói riêng; Đồng thời thiết thực hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp tổ chức hằng năm.
  • Ngân vang niềm tự hào dân tộc
    Dàn dựng công phu, các tiết mục múa hát của những cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội trình diễn tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (số 7 Phùng Hưng, quận Hà Đông) tối 13/5, đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, vừa là sự tri ân thế hệ cha anh ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh để Việt Nam có được như hôm nay.
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Hà Nội hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua VNeID
    Sáng nay 15/5, tại Kỳ họp thứ 16, HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết ban hành Quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội.
  • Khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024
    Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.
Đừng bỏ lỡ
Công tác xã hội giúp cuộc sống thêm ý nghĩa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO