Công tác Dư luận xã hội trên địa bàn TP Hà Nội: Nắm bắt tốt ngay từ cơ sở

01/03/2018 09:20

Với vị thế Thủ đô, là cơ quan đầu não về chính trị - hành chính đồng thời là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Hà Nội cũng là nơi đang tập trung triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án lớn, do đó dễ phát sinh những vấn đề phức tạp, hình thành các điểm nóng. Vì vậy, trong những năm qua, lãnh đạo TP Hà Nội luôn quan tâm tới công tác nắm bắt dư luận xã hội; xác định rõ vai trò của lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc nắm bắt dư luận xã hội kịp thời ngay từ cơ sở sẽ giúp cho việc phát hiện,

Nhu cầu khách quan của công tác quản lý

Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, nó tồn tại gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Một cách khái quát, dư luận là sự phán xét, đánh giá của các nhóm lớn trong xã hội về các vấn đề có liên quan đến lợi ích, có tính thời sự, bức thiết, vì vậy nó là “hàn thử biểu” cho phép “đo” được sự suy nghĩ, mong muốn của cộng đồng trước các vấn đề của đời sống xã hội. Cùng với những hoạt động quản lý khác, việc nắm bắt dư luận xã hội sẽ giúp nhà quản lý có đủ thông tin, điều kiện để điều chỉnh các hoạt động quản lý, góp phần bảo đảm cho chủ trương, chính sách khi ban hành sát thực tế, mang lại hiệu quả cao nhất trong đời sống xã hội.

Thực tế hoạt động của công tác dư luận trên địa bàn thành phố những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giữ gìn ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ đô. Trong quá trình thực hiện công tác này cũng khẳng định rất rõ vai trò của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động của công tác dư luận xã hội.

Quả thực, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, lãnh đạo chính quyền quan tâm, hiểu đúng về dư luận xã hội thì công tác dư luận ở đó hoạt động hiệu quả và phát huy được vai trò của mình.

Chìa khóa nằm ở cách nhìn nhận, ứng xử 

Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí, hiệu quả của công tác dư luận, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung vào một số vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp phải nhận thức đúng về bản chất dư luận xã hội.

Dư luận là một hiện tượng xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần, nó phản ánh những tồn tại của đời sống xã hội, do đó nó luôn mang theo tính phức tạp vốn có. Vì vậy, khi tiếp nhận các thông tin dư luận đòi hỏi người lãnh đạo phải có cách nhìn nhận khách quan, đúng mức, nắm được nguyên lý hình thành của dư luận xã hội là dựa trên cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội, thực tiễn để có cái nhìn toàn diện về bản chất của dư luận.

Về cơ sở nhận thức, dư luận xã hội được quy định trước hết bởi trình độ hiểu biết của công chúng, của các nhóm xã hội. Về cơ sở xã hội, thực tiễn của dư luận, các yếu tố xã hội, trước hết là lợi ích nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc gia, dân tộc có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái của dư luận xã hội. Trong một nhà nước mạnh, chính quyền và nhân dân gắn bó với nhau, lợi ích quốc gia, dân tộc thường được coi trọng hơn các lợi ích khác (cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp). Ngược lại, trong một nhà nước yếu, dân chủ không được coi trọng, pháp luật, kỷ cương bị buông lỏng thì lợi ích cá nhân, cục bộ mới chính là căn cứ của các ý kiến dư luận.

Việc hiểu rõ cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội trong quá trình hình thành dư luận xã hội sẽ giúp nhà quản lý có thể nhìn nhận đúng bản chất của dư luận, từ đó có được cách xử lý nhằm giải thích, điều chỉnh hay định hướng dư luận.

Thứ hai, coi trọng xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động cho công tác dư luận.

Cho đến nay, hệ thống thực hiện công tác dư luận vẫn mang tính đặc thù, gắn liền với quy mô, phạm vi của từng quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị, do đó trong quá trình triển khai thực hiện gặp những khó khăn về cơ chế, chính sách, đặt ra vấn đề về vai trò của lãnh đạo các cấp trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện. Trung ương và thành phố đã có văn bản quy định về tổ chức, cơ chế cho hoạt động công tác dư luận ở các tỉnh, thành song sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương để chuyển hóa quy định chung thành tổ chức bộ máy hoạt động cụ thể có vai trò quyết định.

Thứ ba, biết lắng nghe, bình tĩnh khi tiếp thu dư luận.

Trong quá trình quản lý, các chủ trương, chính sách khi triển khai thực hiện trong đời sống xã hội sẽ luôn nhận được những ý kiến đánh giá khen, chê dựa trên các quan điểm, cách nhìn nhận và các yếu tố lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội. Với góc độ của người lãnh đạo, cần tiếp nhận đầy đủ các luồng thông tin dư luận khác nhau, cho dù nó là như thế nào. Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như lãnh đạo chỉ quan tâm tới các dư luận đồng thuận, ủng hộ mà xem nhẹ hay bỏ qua những thông tin dư luận trái chiều. Trong thực tế có những nơi khi xảy ra các sự việc nổi cộm, bức xúc trong xã hội lãnh đạo có tâm lý né tránh, e ngại, che giấu thông tin khiến cho sự việc trở nên phức tạp, khó khăn cho quá trình giải quyết.

Mặt khác, trong quá trình xây dựng một xã hội dân chủ, việc người dân bộc lộ ý kiến của mình, phản biện về các vấn đề có liên quan đến cộng đồng sẽ là một xu thế tất yếu khó tránh khỏi. Vì vậy, việc nhà lãnh đạo biết lắng nghe các ý kiến dư luận xã hội cũng là cách góp phần thúc đẩy dân chủ trong đời sống xã hội, qua đó tạo điều kiện phát huy trí tuệ chung của cộng đồng trong quá trình quản lý xã hội nói chung.

Thứ tư, quan tâm cung cấp thông tin giải đáp, định hướng dư luận.

Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội, dư luận xã hội có thể góp phần thúc đẩy hình thành những hành động trong thực tế. Để làm tốt việc nắm bắt và xử lý các thông tin dư luận, cần đặc biệt chú ý tới vấn đề thông tin hai chiều. Yếu tố quan trọng nhất để giải đáp, định hướng dư luận chính là sự minh bạch thông tin. Khi thông tin được minh bạch rõ ràng, tất yếu sẽ hạn chế được những luồng dư luận xã hội trái chiều do không được cung cấp thông tin một cách đầy đủ. Chỉ khi nào nhà lãnh đạo, quản lý có quyết tâm chính trị cao, sẵn sàng “đối diện” với sự nhận xét, đánh giá của công luận thì khi đó minh bạch thông tin mới có điều kiện triển khai thực hiện.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện giải đáp, định hướng dư luận xã hội, nhà lãnh đạo, quản lý cần đặc biệt chú ý tới vai trò của truyền thông đại chúng. Có thể nói mối quan hệ giữa dư luận và truyền thông đại chúng là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Thông tin đại chúng tác động trực tiếp đến quá trình hình thành dư luận. Ngược lại, dư luận cũng là nguồn cung cấp sự kiện cho nội dung của thông tin đại chúng.

Như vậy, dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong việc phản hồi quá trình thực hiện chính sách, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Để làm được như vậy, vai trò của lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới hoạt động của công tác dư luận xã hội. Lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp có cách nhìn nhận, thái độ và ứng xử đúng đối với dư luận xã hội sẽ là chìa khóa để thực hiện tốt hoạt động này. Một xã hội phát triển sẽ đồng nghĩa với việc tính dân chủ càng được nâng cao, con người có điều kiện để bày tỏ những quan điểm, nguyện vọng của mình. Vì vậy, việc cần thiết là phải thực hiện ngày càng tốt hơn công tác dư luận xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động của nó phục vụ cho hoạt động quản lý xã hội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Công tác Dư luận xã hội trên địa bàn TP Hà Nội: Nắm bắt tốt ngay từ cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO