Cốm Vòng

Nguyễn Hòa Bình| 27/07/2020 12:55

Cốm Vòng

Nguyễn Hòa Bình

Cốm Vòng
Nhớ về Cầu Giấy với anh
Mùa này cốm mới đã xanh làng Vòng
Nếp Nhung đã xếp chặt nong
Lửa thì ta nhén đủ hồng má nhau.

Bàn chân đạp lúa còn đau
Lội ao đãi thóc lần đầu có quen
Hạt lép thường nổi bồng lên
Hạt thơm mới lắng nỗi niềm nhân gian

Cốm này ai khéo tay rang
Hạt nồng nồng sữa, trấu vàng vàng chanh
Hạt này mưa nắng mà thành
Hạt này bão lũ dụm dành mà nên

Nhịp chày gột cả ưu phiền
Tiếng thình thiếng thậm vẳng bên tiếng lòng
Biết thu đã rám trái bòng
Cho heo may ủ chùm hồng ngọt thêm

Màu chiều xanh trong cánh sen
Mang hương trời nước ướp lên ruộng đồng
Ướp trong hạt cốm làng Vòng
Gửi vào nhân thế chút lòng đất đai.

(Trong tập Lửa than, 
NXB Hội Nhà văn, 2017)

Lời bình của Vũ Nho

Nhà văn Thạch Lam từng nổi tiếng với bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm”. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhắc nhớ đến mùa thu Hà Nội là nhớ “hương cốm mới”: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới” (Đất nước). Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi viết về Hà Nội mùa thu cũng nhắc đến cốm như một nét đặc trưng: “Mùa cốm xanh về/ Thơm bàn tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè/ Thơm bước chân qua”. Tìm trên mạng, chỉ một cú nhấp chuột đã cho 162 bài có nhắc đến “cốm”, trong số đó có tên các nhà thơ như: Thái Thăng Long, Đặng Vương Hưng, Phan Huyền Thư, Gió Phương Nam… Hương cốm, Màu cốm, Vị cốm, Tình người làm cốm… đã được các nhà thơ nhắc nhớ.

Thi sĩ Nguyễn Hòa Bình cũng góp một bài thơ về thứ quà đặc sản Hà Nội, thứ quà có xuất xứ làng Vòng, Cầu Giấy với nhan đề giản dị “Cốm Vòng” bằng một thể thơ dân gian lục bát “dễ làm mà khó hay”! Nhưng nhà thơ đã vượt qua cái “khó” đó.

Mở đầu bằng một lời hẹn, hay chính xác hơn là nhắc nhớ về một lời hẹn về Cầu Giấy trong mùa cốm mới. Cốm mới đã xanh làng Vòng/ Nếp Nhung đã xếp chặt nong. Nguyên liệu làm nên những hạt cốm dẻo thơm đặc biệt là lúa nếp, nhưng phải là “nếp cái hoa vàng” chứ không phải bất kì loại lúa nếp nào. Ở đây là lúa nếp Nhung, chắc là một tên gọi dân dã của địa phương. Hay là bằng con mắt thi sĩ mà nhà thơ thấy lúa nếp  này đẹp như có nhung, có tuyết mà đặt ra tên gọi riêng như thế? Câu thơ độc đáo nói về lửa rang lúa làm cốm, nhưng lại gợi ngọn lửa tình yêu lứa đôi “Lửa thì ta nhén đủ hồng má nhau”. Do luật bằng trắc của câu lục bát mà từ “nhen” trở thành “nhén” tạo cảm giác nhẹ nhàng, kín đáo và như có gì e ấp nữa.

Các câu thơ tiếp theo nói về các công đoạn làm cốm: tách hạt khỏi bông lúa, đãi  bỏ hạt lép, rang lúa làm cốm, giã cốm. 

Không biết người bạn gái có “tập làm cốm” không, nhưng khổ thơ đầy nâng niu và trìu mến này chắc chắn là dành cho người rang lúa:

Cốm này ai khéo tay rang
Hạt nồng nồng sữa, 
trấu vàng vàng chanh
Hạt này mưa nắng mà thành
Hạt này bão lũ dụm dành mà nên

Hạt cốm sữa đã đẹp, cả đến vỏ trấu loại đi cũng đẹp. Hạt cốm là thành quả của người làm ruộng dãi nắng, dầm mưa, vượt qua bão lũ dành dụm được, như một thứ quà tặng riêng biệt “là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh” (chữ của Thạch Lam).

Giã cốm là một công việc vui. Vì thế mà “nhịp chày gột cả ưu phiền”. Người ta nói rằng phải giã năm lần mới  phân loại được cốm thành phẩm. Tiếng chày hòa với tiếng lòng. Cốm  gợi nhắc đến heo may, nhắc đến chùm hồng ngọt thêm. Một cách kín đáo gợi đến đoạn văn trang trọng của Thạch Lam “Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu Tết. Không còn gì hợp hơn sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp  hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”.

Khổ thơ cuối gợi một không gian đẹp được ướp hương cốm của ruộng đồng, và ướp trong hạt cốm nhỏ bé của làng Vòng gửi cho đời như một quà tặng của đất đai.

Phải rất yêu Hà Nội, rất yêu thức quà của làng Vòng nổi tiếng khắp cả đất nước mới có được bài thơ mộc mạc, giản dị, gợi bâng khuâng như thế.
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 5963/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024.
  • Thúc đẩy, quảng bá thương mại nông sản tại AgroViet 2024
    Ngày 20/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ Khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024.
Đừng bỏ lỡ
Cốm Vòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO