Tác giả - tác phẩm

Có một miền chỉ một…

Nhà thơ Đặng Huy Giang 28/03/2024 16:46

Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên người bạn đời của ông (Phương) và “miền Hoài Phương” chính là “miền nhớ Phương”.

bia-sach-mien-hoai-phuong-convert-1-.jpg

Tất nhiên Quang Hoài không chỉ có “miền Hoài Phương”, mà còn có “miền chỉ một”, “miền lênh loang”, “miền tôi” trong “giấc người” và “giấc thơ”, hướng tới “giấc chân trời”, đồng hành không dứt trong đời người và đời thơ của mình.

Ngoài hơn mười bài thơ mang thương hiệu Quang Hoài như: “Nguyện cầu”, “Mưa đền tình”, “Lời yêu rượu đắng”, “Gió sông Hồng vẫn thổi”, “Kiếp này ta chửa thương ta”, “Chớp lửa đường cong”, “Giữa hai bờ trăng khuất”, “Giọt trời trên lá sen”, “Trong veo nước suối nguồn”, “Trước mùa nước dâng”, “Quả càng già càng chín ngọt thơm”, “Giấc người”... đã từng công bố ở những tập thơ trước (Phần 1: Dâng người), trong tập thơ mới xuất bản lần này là 47 bài hoàn toàn mới (hầu hết ở Phần 2: Mỗi ngày tôi lại một tôi).

Mùa đến... mùa đi... mùa không mùa
trong vô tận giọt giọt
anh tìm những giọt em”...
Và:
Rượu đắng thì uống em ơi
Lời yêu thì nửa chừng thôi. Nửa chừng
...

Đó là 5 câu thơ thật hay viết về tình yêu được trích từ “Giọt trời trên lá sen” và “Lời yêu rượu đắng”. Đọc câu “Lời yêu thì nửa chừng thôi. Nửa chừng...”, tôi không khỏi liên hệ đến “Những lời chưa nói” của R. Tagore với câu kết: “Những lời chưa nói ấy...”. Theo Đại thi hào Ấn Độ thì khi hai người yêu nhau, trong lòng họ “luôn có những lời chưa nói” và nợ nhau “những lời chưa nói” cũng là để trả lại cho tình yêu những gì vẫn còn bí ẩn cần khám phá về nhau. Viết bài thơ này, R. Tagore muốn nhắn gửi: Các lứa đôi ơi, khi say đắm yêu nhau, hãy nhớ trước mắt và lâu dài của hai bạn, vẫn còn những lời chưa nói ấy... Vậy là rất vô tình, đã có sự gặp gỡ tương đồng trong cách nghĩ và khác nhau ở cách nói giữa “Lời yêu rượu đắng” và “Những lời chưa nói ấy”.

Ít nhất trong “Miền Hoài Phương”, Quang Hoài còn trở lại với tình yêu, với những gì liên quan chặt chẽ mang tính chất hữu cơ với tình yêu đến “quá tam ba bận” một cách triệt để hơn, quyết liệt hơn. Ấy là sự xác quyết: “Quá khứ và tương lai/ Trong dâu bể cõi người/ Có một miền chỉ một/ Miền Hoài Phương người ơi!” trong “Có một miền chỉ một” và “Anh cùng em sánh bước/ Bóng in trên đường đời/ Rõ ràng là đôi đấy/ Sao vẫn chỉ một thôi?”. Ấy là sự mới mẻ duy nhất: “Mỗi ngày tôi lại một tôi/ Một miền tôi với một người tôi yêu” trong “Mỗi ngày tôi lại một tôi”.

Là người đắm mình trong thế thái nhân tình, coi cõi nhân gian không thể ở ngoài mình, Quang Hoài luôn dằn vặt, xót xa trước thời cuộc, trước cái nhất thời và cái mãi mãi. Trong ông, sự cập nhật đã ăn vào máu thịt như không thể tách rời. Đây là sự cập nhật cụ thể với những câu hỏi và những lời oán than không dứt: “Ai gây sứt mẻ đất trời/ Khí đen ám phủ lõm lồi nhân gian?/ Khiến ai thịt nát xương tan/ Xe tăng, tên lửa... giết oan bao người?” (“Không đề”). Đây là sự cập nhật phổ quát hơn, bao trùm hơn: “Nhìn từ lỗ thủng nhìn ra/ Nhìn đi nhìn lại vẫn là… lỗ thôi/ Thấy bầu mà chẳng thấy trời/ Thấy người mà chẳng thấy đời bao la…” (Nhìn từ lỗ thủng) và “Thương bao luận thuyết tung hoành/ Chửa lời ai điếu đã thành tro than!/ Thương con đò mộng bến Vàng/ Chửa chèo gác mái đã tàn giấc mơ!”… (Thương).

Tôi không khỏi giật mình khi đọc “Trước lưới trời”. Bài thơ nói về sự “tạo nghiệp” (nhân quả) theo quan niệm nhà Phật:

Thanh thản hay tức tưởi
Khi nhắm mắt xuôi tay?
Hiện nguyên hình thiện - ác
Trước lưới trời bủa vây
!

Từ sự thức tỉnh của một cá nhân từ bản thể, thiết nghĩ những câu thơ trên, đương nhiên mang giá trị thức tỉnh rộng lớn hơn. Những câu thơ ấy cũng là những câu thơ giản dị, sâu sắc và hữu ích, mang lại hiệu quả nghệ thuật và hiệu quả xã hội rõ rệt.

Ông cũng không khỏi đau đớn đến tận cùng từ bản chất, tư cách, ý chí, đức tin của một người lính thời chiến và sự nhân danh một người lính đích thực khi viết trong “Lời canh khuya”: “Chỉ mong hồn lính trận/ Không chết trong thời bình…” và cũng là “Lời canh khuya đau đáu!” của ông. Mặt khác, Quang Hoài cũng là người tỉnh táo một cách bản lĩnh khi ông nhất quyết: “Đã lạc lối vào/ Lẽ nào lạc nốt lối ra?”. Tôi tin người viết hai câu thơ này là người “biết” theo quan niệm của Trang Tử. Và đây là nguyên văn bài “Lối” ấn tượng và độc đáo:

Đã lạc lối vào
Lẽ nào lạc nốt lối ra?

Mịt mù vây bủa quanh ta
Ai người
chỉ lối giùm ta
ra - vào?

Ngước lên thăm thẳm trời cao
Hốt nhiên thấy Phật chỉ vào trán ta
...

Ở tuổi xấp xỉ bát thập, Quang Hoài vẫn không chịu cũ. Bằng chứng là ông luôn luôn thấy: “Mỗi ngày tôi lại một tôi” và trên mỗi bước đi của mình, ông vẫn coi là sự tiếp tục của một hành trình tới đích vô giới hạn: “Phía ấy một con đường lạ/ Một người rượt bóng muôn người/ Gót chân mòn vẹt cuối trời…” (Đường lạ).

Và hành trình tới đích vô giới hạn ấy cũng là hạnh ngộ và ân sủng do tình yêu đem lại:

Có một miền như thế
Miền Hoài Phương
Cùng miền nước, miền đất
Cùng miền mây, miền trời
Giữa biển đời dong khơi
./.

Bài liên quan
  • Những cuốn sách bồi đắp thêm tình yêu biển đảo
    Với mong muốn bồi dưỡng cho các em tình yêu với biển đảo quê hương, trong tháng 3 này Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản và giới thiệu với độc giả cả nước một số cuốn sách đặc sắc thuộc tủ sách Biển đảo Việt Nam. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của Tổ quốc.
(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Có một miền chỉ một…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO