Sự kiện & Bình luận

Cơ hội kết nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố

Ngân Hà 29/09/2023 15:57

Tối 28/9, tại sân vận động huyện Sóc Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức khai mạc “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023”, diễn ra từ ngày 28/9 đến hết ngày 1/10/2023, có quy mô 160 gian hàng.

hn.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023.

Tại Lễ khai mạc tối 28/9, ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) cho biết: Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025 và Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội năm 2023; UBND thành phố Hà Nội giao HPA phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Chương trình “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023” và trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Chương trình diễn ra nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022) tại Sân vận động trung tâm, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội từ ngày 28/9/2023 đến ngày 01/10/2023.

Sự kiện thu hút số lượng lớn doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của Hà Nội, huyện Sóc Sơn và 23 tỉnh thành như Lào Cai, Cao Bằng, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Ninh Bình… tham gia.

Các doanh nghiệp đã trưng bày, giới thiệu trên 1500 dòng sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP tiêu biểu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống của TP. Hà Nội và 23 tỉnh, thành trong cả nước.

Bên lề hội chợ sẽ có các hoạt động trưng bày quảng bá, giới thiệu, giao thương, kết nối doanh nghiệp. Tại đây, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức quảng bá, giới thiệu bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng Thủ đô và du khách; tổ chức trình diễn, giới thiệu sản phẩm.

z4735111292217-a7b594b394969694028de07a38ecbdb2.jpg
Người tiêu dùng mua sản phẩm Việt tại Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023 tổ chức tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Hoài Nam, Báo KTĐT.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, là địa phương nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, với lợi thế phát triển đa dạng các loại cây nông nghiệp, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như hoa nhài, nếp cái hoa vàng, trà hoa vàng, phúc bổn tử, cà gai leo… và hàng chục trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGap.

Đặc biệt, huyện Sóc Sơn đã có trên 100 sản phẩm Ocop đạt tiêu chuẩn 3 đến 4 sao, đã được giới thiệu thông qua các hội chợ, được người tiêu dùng tin tưởng.

Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất Sóc Sơn đã liên kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Giám đốc HPA Bùi Duy Quang cho biết, sự kiện sẽ là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần bảo tồn làng nghề truyền thống, không gian cộng đồng làng quê và các sản vật có nguồn gốc thiên nhiên...

Đồng thời, gìn giữ các nét truyền thống văn hóa, du lịch của địa phương. Và tăng cường đẩy mạnh kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm; gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và các tỉnh, thành phố./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội kết nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO