Chuyện giờ mới kể về nhà thầu thi công “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tại Hội An (opt 1)

PV| 01/04/2018 16:32

Đằng sau 120 ngày đêm thi công “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” (opt 2). Xác lập nhiều kỷ lục xây dựng với "Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam" tại Hội An(opt 3)

“Nếu nhà thầu dự án không phải là FLC Faros, thì khó có thể đạt được tiến độ và chất lượng như vậy”, đại diện đơn vị tổ chức chương trình “Ký ức Hội An” cho biết.

Mới đây, thông tin chương trình “Ký ức Hội An”được công nhận đến hai kỷ lục chỉ sau chưa đầy một tháng công diễn đã khiến dư luận chú ý.

“Ký ức Hội An” là chương trình nghệ thuật thực cảnh có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay, bao gồm những công trình kiến trúc đặc trưng phố Hội; thuyền bè, sông nước và hệ thống âm thanh, hiệu ứng ánh sáng tối tân. Chương trình dựng lại các điển tích tình yêu, các câu chuyện thời cuộc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật biểu diễn đỉnh cao của hàng trăm diễn viên.

Với thông điệp “Một ngày Hội An - Trăm năm hoài cổ”, chương trình biểu diễnchính thức ra mắt 3.300 khán giả là du khách trong và ngoài nướcvào tối 18/3/2018 tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An.

Dưới sự dàn dựng công phu của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lịch sử, âm nhạc, kiến trúc, văn hóa Việt Nam, chương trình đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Chương trình biểu diễn nghệ thuật thường nhật có số lượng diễn viên tham gia đông nhất”.

Đặc biệtvới không gian biểu diễn lên đến 25.000 m2, “Ký ức Hội An” còn xác lập kỷ lục “Sân khấu ngoài trời lớn nhất”.Được biết, góp phần làm nên kỳ tích này là một gương mặt nhà thầu có tiếng trong giới xây dựng thời gian gần đây: Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros.

Chuyện giờ mới kể về nhà thầu thi công “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tại Hội An (opt 1)

“Ký ức Hội An” là chương trình nghệ thuật thực cảnh có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.

“Không chỉ dừng lại ở quy mô lớn, khi trao đổi và làm việc với Ban tổ chức chương trình, FLC Faros nhận thấy ‘Ký ức Hội An’ là sản phẩm sáng tạo xuất phát từ tình yêu lịch sử, văn hóa Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung. Được hiện thực hóa bằng âm thanh, ánh sáng và chuyển động, chương trình truyền tải hiện thực hóa khát khao khơi dậy niềm tự hào dân tộc không chỉ trong khán giả tại Việt Nam mà cả trướcbạn bè thế giới. Đồng cảm trước ý nghĩa nhân văn này, FLC Faros đã tiếp nhận và bắt tay vào thi công hạ tầng phục vụ show diễn, dù các đòi hỏi về kỹ thuật và tiến độ không hề đơn giản”, ông Đỗ Quang Lâm, Tổng giám đốc FLC Faros cho biết.

Trên thực tế, sân khấu ngoài trời của chương trình được xây dựng tại đảo Cồn Hến, thành phố Hội An, khiến việc vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc hạng nặng và di chuyển của hàng trăm công nhân viên bằng đường sông trở nên khó khăn hơn nhiều so với những dự án trong đất liền.

Diện tích sân khấu lên tới xấp xỉ 3 hecta, với tổng số lượng chỗ ngồi lên tới 3.008. Hạng mục nổi giữa dòng sông Thu Bồn nổi tiếng của xứ Quảng, cần tới 4.000 khối bê tông tạo nền và kiến thiết các hạng mục.

Để hiện thực hóa ý tưởng về các màn trình diễn ánh sáng hoành tráng, chỉ riêng độ dài ống ngầm được đào để lắp đặt hệ thống điện đã lên đến hơn 3.000 mét. 

Chuyện giờ mới kể về nhà thầu thi công “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tại Hội An (opt 1)
Chuyện giờ mới kể về nhà thầu thi công “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tại Hội An (opt 1)

Chỉ riêng độ dài các ống ngầm được đào để lắp đặt hệ thống điện đã lên đến hơn 3.000 mét. 

“Giai đoạn đầu khi chưa có cầu nối từ đất liền, cả đội ngũ đều phải đưa vật liệu qua đến cả chục km đường sông để tiếp cận công trường, bất kể ngày đêm”, ông Nguyễn Phương Hải, chỉ huy trưởng thi công dự án cho biết.

Tiến độ dự án đề ra chỉ vỏn vẹn trong vòng 4 tháng, và khó khăn càng tăng lên gấp bội phần khi đây cũng là thời điểm Hội An chứng kiến đợt lũ chưa từng có trong nửa thế kỷ trở lại đây.

“Giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 trùng vào mùa mưa hàng năm ở miền Trung. Trước khi bắt tay vào triển khai, ban chỉ huy đã dành nhiều thời gian đi thực tế và ghi nhận lịch sử thời tiết từ các cơ quan chức năng và cả người dân trong khu vực để lên phương án. Tuy nhiên diễn biến cực đoan trên thực tế đã vượt mọitính toán của cả địa phương và chúng tôi”, ông Hải cho hay.

Đầu tháng 11/2017, mưa lớn trên diện rộng kéo dài kết hợp xả lũ, triều cường lên nhanh nên lũ đã nhấn chìm cả thành phố.Nóng bỏng nhất, mực nước sông Thu Bồn có lúc đạt mức 3,15 mét,mấp mé đỉnh lũ lịch sử năm 1964.

Diễn biến mưa lũ bất thường đã làm tê liệt mọi hoạt động của Hội An, trong đó có cả việc thi công sân khấu. Khu vực đảo bị ngập khiến vật tư, máy móc chìm dưới làn nước lũ. FLC Faros đã phải kêu gọi sự hỗ trợ của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam ứng cứu hơn 100 công nhân mắc kẹt trên công trường.

Sau hơn 20 ngày “đóng băng” hoàn toàn công tác thi công, bài toán về đảm bảo tiến độ càng cam go. Khi lũ đã rút, bất chấp thời tiết mưa phùn giá rét, gần 400 công nhân FLC Faros đã liên tục thi công ba ca/ngày. Sơ bộ trong 4 tháng thi công, chỉ có một tháng đội ngũ FLC Faros thi công hai ca, còn lại 2 tháng rưỡi làm cả ba ca, ông Hải ước tính.

Nhưng thử thách khó khăn nhất đối với đội ngũ FLC Faros, không phải là hàng trăm dải bậc tam cấp sân khấu tốn kém sức người sức của, cũng không phải những tuần lũ lụt chỉ có mì tôm và nước uống để cầm cự, mà là nỗi nhớ gia đình. Nhiều anh em công nhân, cán bộ từ Bắc vào, vì công việc yêu cầu mà phải sống xa nhà cả 4 tháng cuối năm.

Tuy nhiên đây cũng là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy FLC Faros hoàn thành sân khấu trước Tết Dương lịch 2017 đúng như cam kết, bàn giao hạ tầng để chương trình biểu diễn “Ký ức Hội An” được công diễn ngay những ngày đầu xuân 2018 phục vụ du khách thập phương.

Chuyện giờ mới kể về nhà thầu thi công “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tại Hội An (opt 1) Chương trình Ký ức Hội An được trình diễn tại Công viên văn hóa Ấn tượng Hội An – dự án do FLC Faros làm nhà thầu

“Nếu nhà thầu dự án không phải là FLC Faros, thì khó có thể đạt được tiến độ và chất lượng như vậy”, ông Đào Quang Tùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý biểu diễn Việt Quốc – đơn vị chịu trách nhiệm chương trình “Ký ức Hội An”, cho biết.

Không chỉ là dự án chứng minh năng lực và uy tín của thương hiệu FLC Faros, việc hoàn thiện sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam tại Hội An còn là niềm tự hào của công ty, khi được đóng góp công sức vào những hoạt động mang tính dấu ấn “đặc sản du lịch” phố Hội, góp phần kích thích du lịch và thời gian lưu trú của khách tại Quảng Nam trong năm 2018, Tổng giám đốc FLC Faros chia sẻ. 

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện giờ mới kể về nhà thầu thi công “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tại Hội An (opt 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO