Chuyện ghi ở đền Sóc- Sóc Sơn (Hà Nội): Di tích Quốc gia đặc biệt bị xâm hại?

Nhân Thịnh| 23/11/2022 15:20

Mấy năm nay du khách và người dân địa phương hết sức ngỡ ngàng khi trong khu di tích đặc biệt đền Sóc- nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương nằm trên núi Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) xuất hiện một nhà hàng hoành tráng mang tên “Ẩm thực vườn Gióng”.

Nơi lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương - một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng là người có công giúp vua Hùng Vương thứ VI dẹp giặc phương Bắc, đem lại thái bình cho đất nước và Nhân dân.

Khu di tích lịch sử đền Sóc đã được xây dựng hơn 1.000 năm, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử và thời gian, qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cùng nhiều cổ vật có giá trị. Năm 1962, Quần thể di tích đền Sóc được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Đến ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Quần thể di tích đền Sóc là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Quần thể di tích đền Sóc hiện nay gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Chồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc. Mới đây, Học viện Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng trong khu vực di tích. Chùa Non Nước là ngôi chùa vào hàng cổ nhất Việt Nam, có bề dày trên 1.000 năm lịch sử. Chùa Non Nước đã được sửa lại sau khi bị chiến tranh tàn phá. Trong chùa có một kiệt tác là pho tượng Phật tổ bằng đồng nặng tới 30 tấn. Dù trải qua bao biến cố thời gian nhưng khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam.

Trong khuôn viên di tích là những hàng cây có tuổi đời hằng trăm năm xanh mát. Du khách đến đây không chỉ được cảm nhận không gian trong lành, thanh tịnh mà còn có cơ hội tìm hiểu những công trình nghệ thuật đặc sắc. Đền Thượng có kiến trúc, bố cục mặt bằng hình chữ công bao gồm: tiền tế, trung từ, hậu cung. Mái đền lợp ngói mũi hài kiểu cổ. Hệ thống đao cong chồng diên hai tầng, tám mái tạo sự thoáng mát. Mái đền có kiến trúc độc nhất vô nhị tại các nơi thờ tự của người Việt đó là 2 lần lưỡng long chầu nguyệt. Đền có 5 gian, 2 dĩ, kết cấu bằng gỗ lim, chạm khắc tinh xảo, cân xứng thể hiện phong cách, kiến trúc đặc trưng đền, chùa của người Việt. Hậu cung là nơi thờ đức Phù Đổng Thiên Vương cùng nhiều vị thánh, thần. Ngai thờ, án hương được xây bằng vôi, mật mía, giấy bản, muối và đá núi. Đây là hình ảnh tượng trưng thu nhỏ 99 ngọn núi của hệ Tam Đảo chạy về hướng Đông thành ngai thờ...

Xâm hại nghiêm trọng Di tích Quốc gia đặc biệt

Năm 2022, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập huyện Sóc Sơn (1977-2022), UBND TP Hà Nội đã tiến hành trao chứng nhận điểm du lịch của Thủ đô cho Di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Đây là sự khẳng định những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch cho khu di tích Quốc gia đặc biệt này.

Tuy nhiên, hiện nay, không gian tôn nghiêm trong quần thể di tích đang bị lạm dụng vào việc kinh doanh ăn uống. Vào đến cổng chính của khu di tích, du khách sẽ bắt gặp ngay một nhà hàng được xây dựng kiên cố nổi bật nằm uy nghi bên hồ mang tên “Ẩm thực Vườn Gióng”. Theo một số người dân cho biết, nhà hàng này khá lớn, thường có rất nhiều người tụ tập ăn uống linh đình gây ồn ào phá vỡ không gian trầm mặc nơi tôn nghiêm thờ tự. Đặc biệt vào những ngày lễ, ngày nghỉ rất nhiều đoàn khách du lịch và cả khách ở thị trấn huyện vào đây ăn nhậu rồi la hét,… diện tích các dãy nhà ở đây có thể phục vụ cùng một lúc cả trăm khách ăn.

Một số hình ảnh nhà hàng được ghi nhận trong khuôn viên Đền Sóc:

a3(1).jpg
Nhà hàng mang tên "Ẩm thực vườn Gióng" được đặt biển chỉ dẫn ngay cạnh cổng chính đền Sóc
kinhtedoisong22112022c3.jpg
Một góc nhìn cho thấy sự bền thế và quy mô của công trình này.
kinhtedoisong22112022c4.jpg
Cổng vào rất rộng, có bảo vệ túc trực 24/24. Ngay khi bước qua cổng là thấy các dãy nhà để phục vụ ăn uống cho khách.
kinhtedoisong22112022c5(1).jpg
Phía bên trong nhiều hạng mục vẫn đang được tiếp tục xây dựng để mở rộng hoạt động của nhà hàng.

Di sản văn hóa được ví như tài sản quý của dân tộc, nếu làm biến dạng hoặc mất đi thì bề sâu của văn hóa không còn nữa. Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn, theo đó, hầu hết các di tích được phân cấp cho các quận, huyện, thị xã quản lý.  Tòa soạn Người Hà Nội chuyển thông tin đến chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để sớm vào cuộc xác mình và có biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).

Hơn lúc nào hết, bảo vệ di sản không bị xâm hại là trách nhiệm chung của cả các cơ quan quản lý và cộng đồng. Tòa soạn Người Hà Nội sẽ tiếp tục thông tin khi nhận được phản hồi từ các đơn vị chức năng./.

Điều 33, chương IV, Luật Di sản văn hóa quy định: Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, ủy ban Nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin nơi gần nhất.

Điều 72, chương VI, Luật Di sản văn hóa quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chuyện ghi ở đền Sóc- Sóc Sơn (Hà Nội): Di tích Quốc gia đặc biệt bị xâm hại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO