Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội): Tập trung nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Ly Ly| 19/11/2022 17:28

Ngày 19/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng đã long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm 17 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2022). Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền; đại diện Ban quản lý di tích danh thắng TP Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; trụ trì các chùa, người trông coi di tích trên địa bàn…

Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Tại Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ 24, Quận ủy Hai Bà Trưng đã xây dựng 05 chương trình công tác toàn khóa và các chuyên đề, đề án thuộc chương trình, trong đó có Chuyên đề số 11 về “Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận Hai Bà Trưng gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025”.

1.jpg
Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền phát biểu trong chương trình

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, quận Hai Bà Trưng xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn quận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn quận triển khai đầu tư 07 di tích, với giá trị 89 tỷ 223 triệu đồng từ nguồn ngân sách quận và xã hội hoá. Trong giai đoạn 2021-2025, Quận dự kiến đầu tư 07 dự án tu bổ, tôn tạo di tích, bổ sung các hạng mục phụ trợ phát huy giá trị điểm đến từ nguồn ngân sách quận và xã hội hoá với tổng kinh phí trên 335 tỷ đồng.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền bày tỏ mong muốn quận Hai Bà Trưng rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, sự phối hợp giúp đỡ của Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân cùng các tầng lớp nhân dân để công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại quận Hai Bà Trưng ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp.

Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản Văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

cf0cc22b-3020-4e7a-bd01-ef10aab34441.jpeg
Một trong những tiết mục văn nghệ biểu diễn trong chương trình

Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuyển hóa thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quận Hai Bà Trưng xác định, từ Quận đến cơ sở tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về văn hóa, coi trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Các cấp ủy, chính quyền nâng cao hơn nữa vai trò, sự chủ động, tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần đẩy mạnh thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng cường công tác quản lý để hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ hội truyền thống từng bước đi vào nề nếp…

Thực hiện việc tạo lập cơ sở dữ liệu và xây dựng hệ thống quản lý các hồ sơ di tích trên địa bàn quận, số hóa công tác quản lý hồ sơ tại 100% các di tích để phát huy giá trị, gắn với phát triển du lịch. Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch là thế mạnh của quận: du lịch văn hoá gắn với tâm linh, vui chơi giải trí, mua sắm, là điểm đến du lịch an toàn - thân thiện - chất lượng.

Với vị trí là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, quận Hai Bà Trưng là nơi lưu giữ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lớn. Trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hai Bà Trưng đã và đang tập trung quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Thủ đô nghìn năm văn hiến như: trong các nhiệm kỳ công tác, Quận uỷ, HĐND, UBND quận đều ban hành các Nghị quyết, chương trình kế hoạch để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tập trung nguồn lực để tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Hiện nay, trên địa bàn Quận có 51 di tích được thành phố kiểm kê, trong đó 35 di tích xếp hạng, bao gồm 01 di tích quốc gia đặc biệt (cụm di tích Đền, Chùa, Đình Hai Bà Trưng), 19 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 13 di tích xếp hạng cấp thành phố). Quận có 23 địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử - cách mạng kháng chiến. Nhiều di tích đã trở thành điểm tham quan thường xuyên của du khách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh của quận Hai Bà Trưng nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung tới bạn bè quốc tế như: Di tích quốc gia đặc biệt Đền, Chùa, Đình Hai Bà Trưng; cụm di tích Chùa Hòa Mã; Chùa Vân Hồ; Chùa Vua; Chùa Liên Phái; Chùa Hộ Quốc; Khu tưởng niệm đồng bào bị chết đói năm 1945…

Bài liên quan
  • Festival “Tràng An kết nối di sản”: Lan tỏa thông điệp chung tay giữ gìn di sản
    Tối 17/11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (Ninh Bình) đã khai mạc Festival Ninh Bình năm 2022 với chủ đề “Tràng An kết nối di sản”. Đây là hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của Hội nghị văn hóa toàn quốc; thiết thực kỷ niệm 50 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và hưởng ứng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11). Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vườn hoa "Người tốt, việc tốt"  của Thủ đô ngày càng rực rỡ
    Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
  • Từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Hà Nội cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
    “Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, Thủ đô Hà Nội đã có tầm vóc, vị thế xứng đáng, tiềm lực đủ mạnh; ngày càng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong cả nước, sự hợp tác quốc tế hiệu quả” - GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định.
  • Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
    Tối 07/10, tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024.
  • 5 điều tạo nên sự khác biệt của bộ đôi trà trái cây TH true TEA mới
    Đầu tháng 8/2024, TH ra mắt 2 sản phẩm mới thuộc bộ TH true TEA gồm: Trà Đào Tự Nhiên và Trà Vải Tự Nhiên. Dù đào - vải - trà là những nguyên liệu quen thuộc, TH vẫn có thể mang đến trải nghiệm hương vị mới lạ nhờ những bí quyết riêng.
Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội): Tập trung nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO