Festival “Tràng An kết nối di sản”: Lan tỏa thông điệp chung tay giữ gìn di sản

Sinh Nguyễn| 18/11/2022 15:17

Tối 17/11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (Ninh Bình) đã khai mạc Festival Ninh Bình năm 2022 với chủ đề “Tràng An kết nối di sản”. Đây là hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của Hội nghị văn hóa toàn quốc; thiết thực kỷ niệm 50 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và hưởng ứng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11). Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nước ta hiện có khoảng 7 vạn di sản được kiểm kê, 416 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 14 di sản được UNESCO ghi danh. Riêng tỉnh Ninh Bình đã có gần 400 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 81 di tích quốc gia, 03 di tích quốc gia đặc biệt và là địa phương duy nhất ở Việt Nam sở hữu Di sản thế giới hỗn hợp, bao gồm cả tiêu chí văn hoá và thiên nhiên. Đây là nguồn lực quan trọng để Ninh Bình đẩy mạnh phát triển du lịch văn hoá nói riêng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân.

festival-trang-an-van-nghe.jpg

Tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại Lễ khai mạc Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản.

Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, khẳng định giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An, tạo cơ hội để Ninh Bình mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước, quốc tế, thúc đẩy phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội; là tiền đề để xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch văn hoá ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã tích cực nghiên cứu, nhận diện, làm rõ và thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, để di sản văn hóa thực sự là nguồn lực và động lực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Festival “Tràng An kết nối di sản” là hoạt động mở đầu, từng bước xây dựng một thương hiệu văn hoá đặc sắc, sáng tạo trên nền tảng các giá trị văn hóa căn cốt của dân tộc, thể hiện sức sống, sức lưu truyền, lan tỏa của tinh hoa văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tạo cơ hội để kết nối di sản văn hoá từ các địa phương trong cả nước và các nước láng giềng anh em.

Phát biểu tại Lễ khai mạc Festival, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã biểu dương, đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Ninh Bình cùng các địa phương trong cả nước đã có nhiều hoạt động tôn vinh, phát huy giá trị các di sản của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với thông điệp “chung tay giữ gìn di sản”.

pho-thu-tuong-vu-duc-dam.jpg

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu tại lễ khai mạc Festival Ninh Bình 2022-Tràng An kết nối di sản.

Theo Phó Thủ tướng, quần thể danh thắng Tràng An là một khu vực hòa lẫn giữa thiên nhiên và văn hóa, đan xen giữa vẻ đẹp của cảnh quan các-xtơ, thảm rừng nhiệt đới nguyên sinh bao trùm, quanh năm sương sớm, mây chiều, khí núi với những ngôi chùa, đền, phủ mái ngói cổ kính, rêu phong, thâm trầm, chứa đựng những giá trị bản địa đồng điệu với cảnh quan tựa mình bên vách đá. Quần thể danh thắng Tràng An là hình mẫu nổi bật về sự tương tác giữa con người và môi trường, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Ninh Bình đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập trung xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển văn hóa, để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, là nguồn lực và động lực cho phát triển. Đặc biệt, trong 30 năm kể từ khi tái lập, Ninh Bình đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với bạn bè trong nước và quốc tế. Qua các hoạt động trong khuôn khổ Festival, Ninh Bình sẽ tiếp tục quan tâm dành ưu tiên xây dựng văn hóa, con người tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và của “vùng đất cố đô Ninh Bình” nói riêng. Đặc biệt chú trọng các giải pháp huy động nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tham gia công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đồng thời Phó Thủ tướng mong muốn các hoạt động giao lưu văn hóa nói chung của Việt Nam và Festival nói riêng tiếp tục nhận được sự hưởng ứng và tham gia rộng rãi và đông đảo hơn nữa của các miền di sản trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới; phát triển thành một thương hiệu văn hoá di sản tiêu biểu của Ninh Bình.

Thông tin về Festival, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn, Trưởng BTC “Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản” cho biết, Festival “Ninh Bình năm 2022 - Tràng An kết nối di sản” là hoạt động để tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, di sản văn hóa Ninh Bình nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung đến bạn bè trong nước và quốc tế. Festival với phương châm các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế có di sản văn hóa tiêu biểu cùng tham gia trên tinh thần kết nối, giao lưu, chia sẻ và quảng bá đến đông đảo nhân dân và du khách trong nước, quốc tế; mang di sản văn hoá ở mọi vùng miền, mọi quốc gia tiếp cận gần hơn với người dân và du khách; tạo mối liên hệ khăng khít, cộng cảm giữa các vùng, miền có di sản trong việc chung tay giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh các di sản văn hóa.

tong-quang-thin-pct-ninh-binh.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn

“Ninh Bình mong muốn đưa sự kiện thành hoạt động văn hóa du lịch quy mô, có tính chất thường niên, hướng tới xây dựng một sản phẩm văn hóa, một thương hiệu mới cho văn hoá Ninh Bình, nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế, tạo sự đoàn kết, gắn bó và hợp tác phát triển trong lĩnh vực văn hóa, du lịch” – Trưởng BTC “Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản” khẳng định mong muốn.

Được biết, tham dự Festival lần này có 14 tỉnh, thành phố trong cả nước, đoàn nghệ thuật tỉnh Udomxay (Nước CHDCND Lào) cùng sự góp mặt của các hoa hậu là đại diện của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia Cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới tổ chức tại Việt Nam. Festival Ninh Bình năm 2022 bao gồm nhiều hoạt động mang tính kết nối và lan toả cao. Trong đó chương trình nghệ thuật khai mạc được xây dựng như một bức tranh sinh động, hòa điệu của các di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, các di sản văn hóa tiêu biểu của quốc gia, của các tỉnh, thành phố, đại diện các vùng, miền trong nước và một số nước tham gia sự kiện.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Tôn vinh đội ngũ trưởng thôn
    Ngày 15/11, Hội thi “Trưởng thôn thân thiện” TP Hà Nội lần thứ III - năm 2022 đã kết thúc thành công tốt đẹp với vòng Chung khảo diễn ra tại Trung tâm Văn hoá huyện Đông Anh và để lại nhiều dư âm đẹp trong lòng mỗi đội dự thi cũng như các khán giả tham dự chương trình.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Festival “Tràng An kết nối di sản”: Lan tỏa thông điệp chung tay giữ gìn di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO