Sân khấu

Chương trình nghệ thuật đặc biệt ''Đề cương văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử''

PV 06:00 16/02/2023

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đề cương văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp, Cục Nghệ thuật biểu diễn thực hiện nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023).

Chương trình do Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam dàn dựng, sẽ biểu diễn vào 20h ngày 28/2, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lãnh đạo Bộ đã đề nghị với tác giả kịch bản kiêm tổng đạo diễn chương trình cùng ê kíp dàn dựng cần làm nổi bật giá trị những luận điểm cơ bản của Đề cương; những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng, đặc biệt, một nền văn học nghệ thuật mới hình thành trong kháng chiến đã tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị, phản ánh một giai đoạn rực rỡ và vẻ vang của dân tộc.

Chương trình dùng ngôn ngữ nghệ thuật như hát, múa, phim tài liệu, các hình thức nghệ thuật biểu diễn khác để thể hiện những dấu ấn lịch sử và sức lan tỏa của Đề cương về văn hóa Việt Nam theo suốt dọc chiều dài lịch sử phát triển của đất nước 80 năm qua.

Chương trình gồm 3 chương:

Chương I - “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tái hiện bối cảnh lịch sử Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời, sự kiện Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại Hà Nội ngày 24/11/1946 với luận điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương II - “Văn hóa hoá kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa” tái hiện tinh thần khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành sức mạnh để huy động mọi nguồn lực dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kỳ 1940-1975, góp phần phát huy vai trò của văn hóa, vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, huy động được các lực lượng làm công tác văn hóa và toàn dân tham gia vào hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Chương III - “…Văn hóa còn thì dân tộc còn” khẳng định giá trị tư tưởng nguyên vẹn của Đề cương về văn hóa Việt Nam 80 năm qua.

Trong chương trình, khán giả được thưởng thức các tác phẩm: Liên khúc “Ngọn đuốc soi đường”, ca khúc “Cờ Việt Minh”, “Bình minh”, “Lá cờ Đảng”, “Đoàn lữ nhạc", “Biết ơn Cụ Hồ Chí Minh”, “Người Hà Nội”, “Trường ca sông Lô”, “Giải phóng Điện Biên”, “Bước chân trên dải Trường Sơn”, “Tiến về Sài Gòn”, “Đất nước trọn niềm vui”…

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Học viện Múa Việt Nam, Đoàn trống hội Bộ Công an, Đoàn nghi lễ Bộ Quốc phòng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương…

Cùng với đó, các giọng ca được yêu mến cũng góp mặt, như: Trọng Tấn, Tùng Dương, Viết Danh, Phạm Thu Hà, Võ Hạ Trâm, Thu An, Thu Hằng, Thanh Thanh, Huệ Thương, Phương Mai, nhóm Oplus, nhóm Phương Nam, nhóm Thời gian...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình nghệ thuật đặc biệt ''Đề cương văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO