Chuông Nhật Tảo

HNM| 14/04/2022 13:49

Năm 1987, một quả chuông đã được phát hiện tại Văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (nay thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm).

Chuông Nhật Tảo

Thân chuông cao 32cm, đường kính miệng rộng 19cm. Quai chuông uốn cong cao chừng 7cm, hai đầu quai đúc thú có sừng, gần giống như ly thủ. Diện tích quanh thân chuông chia thành 4 ô hình thang, nằm giữa 4 nhóm gồm 5 đường thẳng song song đúc nổi. Dưới các nhóm đường thẳng là các núm chuông, giống hình hoa, giữa có vòng tròn nổi, đường kính 2,5cm, xung quanh có 12 cánh. Các núm chuông nằm giữa các đường chỉ nổi song song chạy ngang, cũng có 5 đường. Dưới những đường ngang có 4 ô chữ nhật, nằm giữa những đường chạy song song. Chuông có trọng lượng 5,4kg.

Trên thân chuông có khắc chữ chìm, theo thể chữ chân khá đẹp và còn rõ, được phiên âm và dịch nghĩa bài minh: “Thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, vào ngày 29 tháng tư năm Mậu Thân (9-6-948) các đệ tử Vô pháp môn (...) thuộc hai phái Đạo giáo và Nho giáo, từ trong năm Giáp Thìn (944) đã chung nhau góp tiền vẽ một bức tranh Thái Thượng tam tôn. Chưa đến năm lại làm 6 phướn báu thứ quan, xong làm cỗ chay hoàn tất. Nay lại cùng đưa việc mua một quả chuông báu, nặng 15 cân để cúng dàng mãi mãi”.

Tư liệu bài minh là sử liệu chữ viết sớm nhất của thời kỳ tự chủ (năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc). Bài minh viết năm Càn Hòa thứ 6 (948) là niên hiệu của Lưu Thạnh - vua nước Nam Hán, đóng đô ở Quảng Châu. Năm Giáp Thìn (944) là năm Ngô Quyền mất. Sau đó, Dương Tam Kha chiếm ngôi vua, xưng là Bình Vương. Năm 948 (năm đúc chuông) là năm Dương Tam Kha đã ở ngôi được 4 năm. Như vậy, ta có thể biết, tuy Ngô Quyền đã giành được nền độc lập và xưng vương nhưng chưa có niên hiệu.

Ngoài ra, bài minh còn nhắc đến địa danh Giao Chỉ - tên huyện Từ Liêm và cho biết tên thôn là Hạ Từ Liêm. Tên huyện Từ Liêm xuất hiện năm 621 đời Tùy Đường. Ngoài ra, bài minh còn có nhiều tư liệu nói về Phật giáo và Đạo giáo với những bước phát triển rực rỡ vào thế kỷ X. 

Chuông Nhật Tảo là một trong hai quả chuông cổ nhất nước ta, sau chuông Thanh Mai (huyện Thanh Oai) được phát hiện bên bờ sông Đáy năm 1986, đúc năm 798. Năm 2019, chuông Nhật Tảo được công nhận là Bảo vật quốc gia.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chuông Nhật Tảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO