Chùa Cổ Miễu

HNM| 22/01/2022 15:12

Cổ Miễu là ngôi cổ tự tọa lạc tại số 312 đường Láng (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa). Ban đầu, đây là một ngôi miếu cổ nằm bên bờ sông Tô Lịch. Sau đó, do con đê chạy qua địa phận này bị vỡ đã khiến ngôi miếu bị đổ nát.

Trên nền đất cũ ấy, dân làng đã xây dựng, mở rộng quy mô thành chùa Cổ Miễu. Thông tin khắc trên tấm bia dựng năm 1899 trong khuôn viên chùa cho biết, trước kia, chùa Cổ Miễu có khuôn viên khá rộng, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ tạo nên khung cảnh thâm nghiêm, yên bình. Qua thời gian, đặc biệt do quá trình đô thị hóa, quy mô của ngôi chùa ngày càng bị thu hẹp.
Chùa Cổ Miễu

Chùa Cổ Miễu là nơi thờ Phật và Đức thánh Trần Hưng Đạo, bao gồm các hạng mục kiến trúc chính như tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách và khu tháp mộ... nằm trong khuôn viên khép kín, tách biệt với khu dân cư xung quanh.

Từ ngoài bước vào, du khách sẽ bước qua tam quan được xây kiểu cuốn vòm, dạng chồng diêm 2 tầng 8 mái. Giữa bờ nóc có đắp đôi rồng chầu mặt trời lửa, bốn góc mái đắp 4 rồng lá cách điệu. Hai cổng bên được xây thấp hơn cổng chính, thân cột ghi câu đối bằng chữ Hán.

Tiếp đến là tòa tiền đường 3 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ri. Bộ khung gồm 4 bộ vì liên kết với nhau theo kiểu chồng rường con nhị. Nằm vuông góc với tòa tiền đường là thượng điện, tạo thành kiểu chữ “đinh”. Bộ khung đỡ mái được kết cấu kiểu chồng rường con nhị. 

Nhà Tổ cũng có kết cấu dạng chữ “đinh”, gồm 5 gian, trong đó có tiền tế và 3 gian hậu cung. Kết cấu các bộ vì của nhà tổ được làm theo kiểu chồng rường hạ kẻ. Trên các kẻ và cột đá được trang trí các đề tài mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn với các họa tiết hình tùng, cúc, trúc, mai, văn triện, vân xoắn, lá lật... Nhà Mẫu - nơi thờ Tam tòa thánh Mẫu, công đồng, Đức thánh Trần và chúa Sơn Trang gồm 4 gian, được xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. 

Trong chùa Cổ Miễu hiện còn lưu giữ được hệ thống di vật có giá trị nghệ thuật như: 20 pho tượng tròn, 7 bức đại tự, 9 đôi câu đối, 4 cửa võng Thiều Châu, 7 tấm bia đá, một quả chuông đồng... được tạo tác vào khoảng thế kỷ XIX - XX. Có thể kể tới những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao như bộ Tam thế Phật, tượng A Di Đà, tượng Quan Âm Nam Hải... mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX với những đường nét tinh tế, mang tính chuẩn mực.

Chùa Cổ Miễu đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1996.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Cổ Miễu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO