Chiếc giày của lọ lem

15/05/2017 10:50

Những người khóc thuê đã rời đi. Tôi nhìn hồi lâu vào đống vỏ bia và bánh kẹp thừa, chồng điện tín chia buồn trên bàn ăn, những tách cà phê và ly nước xếp đống trong bồn rửa. Trong phòng khách, xếp dọc theo bệ lò sưởi là những bưu thiếp thăm hỏi trên nền giấy hoa tinh tế viền đen, một bó huệ trắng trên bàn vẫn được bọc trong lớp giấy, chờ để cắm vào bình nước. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế dành riêng cho những vị quan khách. Thật khó có thể nắm bắt cảm xúc của chính mình vào lúc này.

Truyện ngắn của David Gardiner (Anh)

Chiếc giày của lọ lem

Rạng sáng, tôi cần phải trở về Anh với một cuộc sống khác. Đã bao lâu kể từ lần cuối tôi ghé thăm nơi này, ngôi nhà trong con ngõ hẻm tách biệt khỏi đường phố Belfast, là nơi tôi đã được sinh ra và trải qua hai thập kỷ đầu tiên của cuộc đời. Những giấy chứng tử và những bức thư từ chính quyền kéo tâm trí tôi trở về thực tại, về căn nhà mà tôi đang thăm viếng, về điều mà tôi đang cảm thấy. Mọi thứ ở đây, một phần trong tôi dường như không còn đúng nữa. Tôi có quên gì ngoài đảm bảo việc chuyển nhượng nhà và món tiết kiệm khiêm tốn của mẹ được công khai?

Trong khoảng hai mươi năm tôi đã cố gắng làm việc để trở thành một người khác, một người có học, ở tầng lớp trung lưu, với giọng Anh chuẩn và có quan hệ với các trí thức thuộc giới quý tộc tự trị của Luân Đôn. Tôi nhớ tới khoảng thời gian nỗ lực để chối bỏ mọi thứ mà căn nhà này đại diện. Tôi thuộc về vị trí trên chiếc ghế này, nơi mà mẹ hẳn sẽ mời tôi ngồi. Tôi có cảm giác mình như một kẻ phản bội nguồn cội, một gã đạo đức giả không hơn dưới lớp ngụy trang là bộ râu và miếng che mắt khi tham dự đám tang của người mẹ ruột. Có gì thật sự là của tôi hay tôi đã biến thành hình mẫu mà tôi luôn bắt chước?

Tôi quyết định lên gác, tới căn buồng đã từng là phòng ngủ của mình. Những hạt bụi nhảy nhót trong dòng tia sáng giữa khe hở hẹp trên rèm cửa. Dưới đáy tủ quần áo là cái hộp bìa cứng chứa đầy những món đồ cũ từ dạo trước mà mẹ sẽ không bao giờ vứt đi. Đó là bộ sưu tập các món trang trí cổ của tôi hồi thiếu niên. Tôi trải lên giường những quyển tập san, các bức ảnh, một con dao nhíp, mô hình một loại máy bay chiến đấu Russian Mig của Airfix, một cái kính thiên văn bằng nhựa, một chồng những đĩa nhạc vinyl, một hộp những tấm huy chương giải nhảy cao trong ngày hội thao của trường. Tôi nhớ là mình từng khá nhanh nhẹn và sở hữu một cặp chân dài. Kỳ lạ là tôi không hề có chút ký ức gì về một chiếc dép nhựa đi biển màu xanh, kích cỡ khá nhỏ mà chắc chắn sẽ chẳng bao giờ vừa chân tôi. Nó từ đâu ra, mà tôi giữ nó làm quái gì nhỉ? Đột nhiên tôi chết lặng khi những điều xưa cũ vụt hiện về.

Tôi đang dựa người vào thanh chắn trên boong tàu The Manxman, một tàu chở khách lớn gỉ sét thường mở dịch vụ đưa đón tuyến đường ngắn dành cho khách du lịch Belfast – Douglas (đảo Man). Đó là một sáng tháng bảy rực rỡ và hải cảng Manx đang dần hiện ra trước mắt tôi, lấp lánh trong ánh mặt trời tựa một bức minh họa trong truyện cổ tích. Một nỗi lo mơ hồ khi lần này dường như là một chuyến đi đến một vùng đất mới đầy hứa hẹn nằm ngoài sự giám sát của cha mẹ, thầy cô hay những người lắm chuyện. Quyết định tới đây là một điều dũng cảm, mà cũng có thể là liều lĩnh. Dường như tôi đang ở ngưỡng cửa của sự trưởng thành, đứng bên rìa của một thế giới đầy tự do và những khả năng vô hạn đang trỗi dậy. Sau lưng tôi những gia đình đang xô đẩy nhau, háo hức nhìn tàu cập bến, mong đợi là những người đầu tiên lên bờ, được trút bỏ đống túi xách va li và ở lì một chỗ trên bãi biển. Trẻ con líu lo trò chuyện với bố mẹ chúng, nỗ lực khơi gợi họ nhớ lại những lời hứa tham gia hội chợ, bảo tàng phù thủy hay những chuyến du thuyền trong những ngày tới.

Tôi nhìn quanh và thấy một cô gái có lẽ còn nhỏ hơn mình với mái tóc đen dài. Nàng diện một chiếc đầm ngắn màu vàng, xuyên thấu, bên vai đeo một chiếc túi nhỏ. Nàng cười đáp lại tôi. Trái tim tôi trở nên run rẩy, cổ họng nghẹn ứ, một luồng sóng nhẹ nhàng chạy khắp cơ thể. Suốt mười sáu năm qua, tôi chưa từng thấy ai xinh đẹp như nàng, cũng chưa bao giờ có phản ứng như vậy. Tôi bất động không nói nên lời và cứ nhìn nàng trân trân. Nàng tới đây cùng bố mẹ, có vẻ nàng là con một, cha nàng đeo một chiếc vòng đai linh mục. Nàng khúc khích cười tôi trong khi tôi cố nhìn đi nơi khác. Cơ thể tôi như run lên và tầm nhìn mờ đi đôi chút. Bước vào cuộc đời tôi lúc đó là một bến bờ tươi đẹp.

Trên bờ phía đông bắc của hòn đảo, thời gian trôi mau trong khi chúng tôi nằm dài trên một tấm đệm cao su mỏng đầy bọt nước trong một chóp lều nhỏ dựng trong vũng cát hướng về phía bãi biển Ramsey. Nàng đang ở trong vòng tay tôi, chiếc váy nhỏ màu vàng đâu đó dưới chân chúng tôi cùng với một đôi xăng đan đi biển màu xanh da trời. Đó là ngày tuyệt nhất đời tôi. Giờ đây tôi kiệt sức và hoàn toàn mụ đi. Đầu óc tôi thì như trên mây và phải cố lắm tôi mới giữ cho mình tỉnh táo.

Anh chưa bao giờ làm việc này trước đây, phải không? -  Nàng thì thầm.

“Sao cơ? Tất nhiên là anh… chưa. Chưa bao giờ. Nó thật tuyệt. Thật không thể tin nổi. Chúng ta có thể làm lại đúng không? Anh không muốn em rời đi. Cho đến tận cuối đời. Em sẽ mãi mãi ở bên anh… phải không?”

Nàng chần chừ trước câu hỏi. “Đến cuối đời sao? Hẳn là một khoảng thời gian dài.”

“Anh không muốn ai khác ngoài em cả… không bao giờ. Anh không quan tâm nếu như em có thai hay…”

“Có thai! Anh nghĩ em ngốc lắm hả?” Nàng vuốt ve khuôn mặt tôi. “Nghe này, anh tốt, rất tốt. Nhưng em sẽ về nhà vào ngày mai, và em có bạn trai rồi. Anh ấy sẽ đánh chết anh nếu anh ấy biết chúng ta đang làm gì.”

Mắt tôi mở to. Điều này không thể xảy ra được. Nàng còn nhỏ hơn cả tôi, làm sao nàng lại có bạn trai được? Nếu như nàng không hề có chung cảm xúc như của tôi dành cho nàng, sao nàng có thể khiến tôi điên lên vì khoái lạc đến vậy? Làm sao một cô gái xinh đẹp, đáng yêu và tuyệt vời đến vậy có thể làm điều gì khiến tôi tổn thương?

Tôi ngồi dậy và nhìn vào khoảng không im lặng trong lúc nàng mặc lại đồ bơi và nhét chiếc váy cùng mọi thứ vào túi.

“Em phải đi đây,” nàng vui tươi nói, “Bố em sẽ nghi ngờ mất. Có lẽ em sẽ gặp lại anh trước khi đi.”

Túp lều bỗng trở nên trống rỗng. Trong trạng thái choáng váng, tôi thậm chí còn không thể nói lời từ biệt. Tôi ngồi đó hồi lâu trước khi lục tìm lại quần áo và mặc vào người. Khi dọn dẹp lại sàn lều, tôi tìm thấy chiếc giày mà người chủ của nó tôi không còn gặp lại.

Trong những khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, tôi đã học được một số bài học sâu sắc. Những ước mong và kiểu mẫu về một mối quan hệ lâu dài được cân nhắc. Tôi học được rằng thật trớ trêu tình yêu của mình sẽ không được đáp lại. Tôi chỉ là phương án cho một kỳ nghỉ ngắn ngày nhưng sẽ không được chấp nhận như một người bạn trai trong mối quan hệ lâu dài mà tôi hằng mơ ước và cố gắng. Một gã bạn trai xịn sẽ không tha cho tôi. Bằng cách nào đó, tôi sẽ luôn chiếm một vị trí ưa thích thứ hai hoặc thấp hơn trong lòng người đẹp. Nhân duyên của tôi được định rõ là nằm ở một vùng đất mùa hè lạc lối. Tôi lẽ ra không nên đòi hỏi, nên cảm thấy biết ơn vì bất kỳ điều vụn vặt gì tới và đi. Trong những vụ cá cược ái tình, tôi là con ngựa vẫn cứ mải miết đua mà không bao giờ được xếp hạng.

Trong cơn mộng mị, khuôn mặt của những người phụ nữ tôi cứ ngỡ là đã từng yêu cứ thế xếp chồng lên nhau, bắt đầu từ cô gái trên bãi biển trong một ngày hè rất lâu về trước. Với một nỗ lực to lớn, tôi lờ mờ nhớ lại một mẩu đối thoại trong lúc tôi và mẹ đang tháo dỡ hành lý sau chuyến đi:

“Giày ai đây con?”

“Không của ai cả mẹ à. Mẹ vứt đi hộ con nhé!” Mẹ tôi mang chiếc giày đi, không nói một lời.

“Món quà từ biệt mẹ tặng con” - Tôi thì thầm, ngắm nghía chiếc giày thủy tinh của Lọ Lem trong tay. Dù có vừa chân của ai chăng nữa… Tôi luồn ngón tay mình vào phía bên trong, câu thần chú dường như tan vỡ. Không hiểu sao tôi cười. Như thể còn một ai đấy trong căn phòng.

“Bộ râu giả và miếng bịt mắt không thể lừa mẹ được phải không?”

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chiếc giày của lọ lem
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO