Cậu học trò Đồng Tháp giành học bổng toàn phần của VinUni từ câu trả lời không giống ai

Mạnh Dũng| 28/03/2020 11:34

“Muốn đăng ký học ngành Quản trị kinh doanh để kiếm nhiều tiền”, Lê Phan Khánh Huy khiến cả hội đồng tuyển sinh của VinUni "bối rối" khi thật thà nêu lí do. Nhưng ngay sau giây phút đầu lúng túng ấy, các giáo sư hàng đầu thế giới tại đây đã được nhận lại được một thứ "năng lượng kỳ lạ" ở cậu học trò quê Đồng Tháp.

Cuộc nói chuyện giữa Huy và Hội đồng tuyển sinh kéo dài gấp đôi so với những ứng viên khác.  Buổi gặp đó đã thay đổi cả cuộc đời cậu học trò nhỏ.

Mục đích của cuộc sống là kiếm tiền hay giúp đỡ người khác?

Một buổi sáng cuối tuần, Khánh Huy một mình xách balo hớt hải ra bến xe Sa Đéc (Đồng Tháp) kịp chuyến xe sớm lên TP. HCM. Đợi chờ cậu học trò trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu ở thành phố xa lạ là vòng phòng vấn với các giảng viên của trường Đại học VinUni - ngôi trường mà chỉ trước đó vài tháng, Huy thú thực là không hề biết tên.

Tình cờ biết tới VinUni qua một cuộc thi ở trường cấp 3, cậu học trò tò mò tìm hiểu về ngôi trường cách xa mình hơn nghìn cây số. Ngạc nhiên khi biết đây là ngôi trường hợp tác với hai đại học trong nhóm Ivy League (Mỹ) là Cornell và Pennsylvania, Huy đánh liều liên lạc, xin nộp hồ sơ. 

Bài luận về ước mơ một nền giáo dục thực tiễn, loại bỏ những nội dung không cần thiết với quan điểm rõ ràng, cách trình bày mạch lạc và khả năng tiếng Anh xuất sắc đã gây ấn tượng mạnh với Hội đồng tuyển sinh của VinUni. Khánh Huy vì thế là một trong những ứng cử viên được mong đợi nhất vòng tiếp theo.

Cậu học trò Đồng Tháp giành học bổng toàn phần của VinUni từ câu trả lời không giống ai

Lê Phan Khánh Huy được trao học bổng toàn phần VinUni sau hai vòng phỏng vấn gây ấn tượng đặc biệt

Ở vòng này, Huy gây ấn tượng lần hai theo một cách... rất khác. Đầu tiên là câu trả lời cho thắc mắc của Hội đồng phỏng vấn: Vì sao em lại đăng ký ngành chính là Quản trị Kinh doanh và ngành dự phòng là Điều dưỡng - hai lĩnh vực vốn không liên quan gì tới nhau?  

"Em muốn học Quản trị Kinh doanh để kiếm được nhiều tiền. Tiền này để ủng hộ các tổ chức đang giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Em nghĩ rằng, cách giúp đỡ tốt nhất là qua tiền bạc, mà muốn kiếm tiền nhanh nhất lại là kinh doanh", Huy trả lời.

Nhưng cậu học sinh lớp 12 cũng không giấu rằng, chính bản thân em cũng mâu thuẫn, bởi một điều dưỡng viên cũng có thể giúp được rất nhiều người.

Những nhà tuyển sinh đầy kinh nghiệm của VinUni đã nhận ra sự giằng xé trong tâm trí anh bạn trẻ và sẽ thật nguy hiểm khi một học sinh tài năng không thể tìm ra đáp án cho câu hỏi: Mục đích của cuộc sống là kiếm tiền hay giúp đỡ người khác?

Hội đồng quyết định đặc cách cho Huy thêm một lần phỏng vấn riêng ngay sau đó với giáo sư của ngành Điều dưỡng. Trong buổi phỏng vấn thứ 2, vị giáo sư kể câu chuyện về hành trình của chính mình, từ khi bị gia đình cấm cản theo ngành Điều dưỡng tới hình ảnh những “người hùng” bình dị trong nghề luôn là lí tưởng sống của thầy.  

Giây phút ấy, Khánh Huy bảo, mọi thứ trở nên sáng rõ. Huy đã hiểu mình thực sự muốn gì. "Sự kiên nhẫn và thấu hiểu của các giáo sư đã giúp em đã hiểu, không chỉ tiền bạc mới làm con người vui vẻ. Với bàn tay, kiến thức của mình, em cũng có thể tự mình giúp đỡ mọi người với những dự án dành riêng cho những con người thiệt thòi", Huy nói.

Phát hiện “ngọc thô” không thể chỉ qua học bạ

Khánh Huy già dặn hơn rất nhiều so với tuổi 18 của mình. Thu nhập của ba mẹ với 4 miệng ăn trong nhà không thể cho cậu học sinh lớp 12 điều kiện như các bạn. Huy tiết lộ, điểm tiếng Anh 7.5 IELTS của mình hoàn toàn là nhờ ngày ngày đọc sách, xem video rồi tự học ngữ pháp, cách phát âm, học cách phản xạ. 

Không chỉ với tiếng Anh, lực học các môn học của Huy cũng xuất sắc chẳng kém. Năm lớp 11, điểm trung bình môn của cậu là 9,4 – suýt soát tuyệt đối. 

Đạt điểm "khủng" tất cả các môn nhưng ít ai biết, Huy có cách học không hề "mọt sách" như tưởng tượng của mọi người. Ngược lại, chàng trai dành nhiều thời gian cho những hoạt động xã hội. "Tụi em cùng tới các trường Tiểu học dạy các em về bảo vệ môi trường, cùng đi quanh thành phố nhặt rác. Có lần, em đã nghĩ ra ý tưởng, thu gom những chai nước, giấy báo bỏ đi để làm thành một thùng rác hình những chú heo, đặt trước cổng các trường học. Nhiều người nghĩ hoạt động xã hội rất chán nhưng em không thấy vậy", Huy hào hứng hẳn lên khi nói về hoạt động vì cộng đồng.

Cậu học trò Đồng Tháp giành học bổng toàn phần của VinUni từ câu trả lời không giống ai

Khánh Huy dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội và “nổi bật với năng lượng tích cực lan tỏa đến người xung quanh”

Đó cũng là lý do trong bài luận về mong ước của mình, Huy đã nhắc tới một nền giáo dục cải cách. "Nếu sau này, chúng ta muốn sống trên sao Hỏa hay chữa khỏi ung thư thì cũng phải bắt đầu từ bây giờ, từ cách giáo dục học sinh. Giáo dục không chỉ là kiến thức mà còn là hướng con người tới những đam mê thực sự và những khát vọng lớn lao", chàng trai trẻ tâm sự. 

Huy không biết, hội đồng tuyển sinh tinh tường của VinUni đã nhận ra những suy nghĩ “bí mật” đó và đánh giá đầu tiên được ghi lại là “Nổi bật với năng lượng tích cực lan tỏa đến người xung quanh”.

Đó là thứ năng lượng như lời bà Amita Verma, Giám đốc tuyển sinh VinUni, sẽ không bao giờ cảm nhận được nếu chỉ đọc học bạ của một học sinh. Vì thế, VinUni  phỏng vấn kĩ từng ứng viên để đánh giá toàn diện và tìm ra những tài năng thực sự. Chẳng hạn với Khánh Huy, “khác biệt từ một người rất năng động, với mong muốn mãnh liệt cống hiến cho sự thay đổi của xã hội. Huy có phẩm chất của người lãnh đạo”, bà Amita Verma nhận xét.

Với niềm tin ấy, VinUni đã quyết định trao học bổng toàn phần ngành Cử nhân Điều dưỡng cho cậu học trò  Lê Phan Khánh Huy. Nhận được tin vui, chàng trai thở phào bảo, nếu không có học bổng, bằng thu nhập ít ỏi của cả nhà, có mơ cậu cũng không dám nghĩ sẽ đặt chân vào trường đại học với với chất lượng quốc tế như VinUni. "Tiền học 1 năm ở VinUni, cả nhà em gom góp cả chục năm có khi không đủ một phần. Với mức học bổng nhà trường trao trị giá tới hơn 850 triệu đồng/năm, điều duy nhất em phải làm bây giờ là cố gắng học thật tốt", Huy nói.

Câu chuyện cổ tích có thực về một chàng trai trẻ chẳng có gì ngoài ước mơ, sự tự tin và nguồn năng lượng tích cực, giờ mới bắt đầu!

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Cậu học trò Đồng Tháp giành học bổng toàn phần của VinUni từ câu trả lời không giống ai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO