Cao Bá Quát

Cao Huy Diệu – văn nhân ưu thời mẫn thế
Chúng ta vốn đã quá quen thuộc với quan niệm của người xưa về mối quan hệ hai chiều giữa “địa linh” và “nhân kiệt”, trong đó yếu tố “địa linh” quyết định “nhân kiệt” và yếu tố “nhân kiệt” lại tác động làm nên “địa linh” như một chuỗi nhân quả bất tận. Thăng Long - Hà Nội vốn được xác định từ sớm với đặc trưng địa linh của mình và cũng sớm hình thành nên các làng, các vùng với những dòng họ nối đời khoa bảng. Vùng đất Phú Thị thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một không gian địa lí như thế và dòng họ Cao ở đất này là một dòng họ như thế. Trong cả hai trục tọa độ không gian, thời gian ấy, danh nhân Cao Huy Diệu (Thế kỷ XVIII-XIX) - danh thần dưới triều Gia Long (1762 - 1820) - là một trong những con người tiêu biểu cho dòng họ Cao, cho quê hương Phú Thị và cho Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
  • Nguyễn Văn Lý – sĩ phu, nhà giáo trung tín
    Nguyễn Văn Lý, tự là Tuần Phủ, hiệu Chí Đình, Chí Am, Chí Hiên, biệt hiệu Đông Khê, sinh năm 1795, là hậu duệ của Đông Tác quốc sư Nguyễn Hi Quang (1634 - 1692). Thừa hưởng truyền thống của dòng họ, ông đã vượt lên hoàn cảnh gia đình sa sút vì cha mẹ ốm nặng kéo dài để học tập. Năm 1825, ông đỗ Cử nhân, năm 1832 đỗ Tiến sĩ. Từ đấy bắt đầu cuộc đời làm quan khá lận đận của ông nhưng lại có nhiều hoạt động văn hóa xã hội đáng trân trọng.
  • Vũ Quốc Trân – nhà giáo, nhà văn tài hoa
    Vũ Quốc Trân, chưa rõ năm sinh năm mất, tên tự, tên hiệu, chỉ biết rằng ông sống cùng thời với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát (giữa thế kỉ XIX), quê gốc làng Đan Loan, huyện Bình Giang (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương), nhưng dòng họ từ nhiều đời trước đã di cư ra Thăng Long, ngụ ở phường Đại Lợi (cuối phố Hàng Đào ngày nay). Ông tham gia thi nhiều lần và cũng nhiều lần chỉ đỗ đến Tú tài, vì thế nên người đương thời gọi ông là “cụ Mền Đại Lợi” (ý chỉ người đỗ Tú tài nhiều lần ở phường Đại Lợi). Do không đỗ cao, Vũ Quốc Trân quyết định mở trường dạy học tại nhà. Tương truyền, Vũ Quốc Trân nổi tiếng là hay chữ, giỏi ứng đối, dạy học giỏi, học trò nhiều người đỗ đạt.
  • Cao Bá Nhạ - tiếng thơ bi thương
    Cao Bá Nhạ người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Không rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông sống vào cuối thế kỷ XIX, thời Tự Đức, thời mà chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng trầm trọng và bộc lộ tính chất bảo thủ, phản động nhất.
  • Cao Bá Quát – thi thần và tiếng thơ phản kháng vĩ đại
    Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiện. Ông sinh năm Kỷ Dậu (1809) tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).
  • Nguyễn Văn Siêu – quan chức, danh nho thông kim bác cổ
    Nguyễn Văn Siêu sinh năm Kỷ Mùi (1799), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu, tự Tốn Ban, nhân ngôi nhà là nơi ông dạy học có hình vuông nên lấy hiệu là Phương Đình. Năm 20 tuổi, Nguyễn đến tập văn tại trường cụ Phạm Quý Thích. Năm 26 tuổi, Nguyễn bắt đầu lều chõng và đỗ Á nguyên nhưng không xin bổ làm quan mà ở nhà đọc sách, học thêm và dạy trẻ.
  • Quần thể di tích núi Hoàng Xá: Cần được bảo tồn xứng tầm giá trị lịch sử
    Núi Hoàng Xá (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội) nằm trong hệ thống “thập lục đại danh sơn” của phủ Quốc Oai xưa. Dưới chân núi Hoàng Xá có động Hoàng Xá là một di tích gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc trong các cuộc chống giặc ngoại xâm. Cùng với đó, nơi này còn lưu lại bút tích của những danh sĩ nổi tiếng bởi vẻ đẹp trầm mặc, thanh bình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO