Phố Cao Bá Quát, quận Ba Đình, Hà Nội

08/06/2017 16:01

Phố Cao Bá Quát dài 517m, rộng 8m. Từ số nhà 8 phố Lê Duẩn cắt ngang phố Hoàng Diệu ngoặt sang số nhà 70 phố Nguyễn Thái Học cạnh Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đây nguyên là con đường đi dọc theo hào chạy men theo đường phía Đông Nam của thành Thăng Long thời Nguyễn, nối cửa Đông Nam với cửa Tây Nam. Thời Pháp thuộc gọi là phố Tuyên Quang (Rue Tuyen Quang). Năm 1949 đổi thành phố Cao Bá Quát.

Nay thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Cao Bá Quát (1808-1855) tự là Chu Thần, quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ ông cùng gia đình ra ở tại Thăng Long, ban đầu gia đình ông ở khu vực phố Đình Ngang, sau chuyển đến mạn gần hồ Trúc Bạch. Năm 1831, ông đỗ cử nhân thứ hai nhưng triều đình khi duyệt lại đánh tụt xuống cuối bảng. sau đó ông có đi thi Hội vài khóa nhưng đều hỏng. Năm 1840, ông làm một chức quan nhỏ ở bộ Lễ. Sau một số lần thắng giáng, năm 1851 ông giữ chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Hà Nội. Tới cuối năm 1854, ông cùng Lê Duy Cự khởi nghĩa ở Mỹ Lương (vùng Mỹ Đức, Chương Mỹ, Hà Nội). Phong trào lan rộng ra các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên nhưng bị triều đình trấn áp. Tháng 1/1855, Cao Bá Quát bị trúng đạn hy sinh tại làng Yên Sơn, thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội. Phong trào từ đó tan rã.

Cao Bá Quát là nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Thơ văn của ông đã lên án xã hội đương thời, mô tả cảnh sống cơ cực của quần chúng và bày tỏ mối quan tâm đặc biệt tới vận mệnh của đất nước. Ông để lại hơn 1.300 bài thơ và được suy tôn là Thánh Quát với ý nghĩa văn chương và phẩm cách của ông hơn hẳn người thường.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô
    Chiều 18/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Quận Hoàn Kiếm tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
    Chiều 18/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024; chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024) và kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954-2024).
Đừng bỏ lỡ
Phố Cao Bá Quát, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO