Cần mẫn “chuyên chở” giá trị sáng tạo

Huệ Minh| 29/07/2022 15:58

Là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, gần 40 năm qua, Báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) luôn cần mẫn chuyên chở những giá trị sáng tạo để góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào sáng tác của văn nghệ sĩ Thủ đô cũng như hoạt động của Hội Liên hiệp và các hội chuyên ngành. Sứ mệnh đặc biệt này sẽ tiếp tục được Người Hà Nội phát huy và phối hợp ngày càng tích cực, hiệu quả với Hội Liên hiệp trong nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cần mẫn “chuyên chở”  giá trị sáng tạo

Có thể nói, nhiều thế hệ cán bộ, phóng viên báo/ tạp chí Người Hà Nội luôn lấy làm vinh dự khi bao năm qua được kết nối và lan tỏa những đứa con tinh thần của văn nghệ sĩ Thủ đô đi vào đời sống xã hội. Đó là những tác phẩm thơ, truyện của nhà văn, nhà thơ; tác phẩm hội họa, điêu khắc của họa sĩ, nhà điêu khắc; những tiết mục múa, vở diễn của nghệ sĩ múa, nghệ sĩ sân khấu; các bức ảnh, bộ phim của nghệ sĩ nhiếp ảnh, điện ảnh và cả những công trình, nghiên cứu của các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Không chỉ trở thành diễn đàn tin cậy, với những bài viết nghiên cứu chuyên sâu về văn học nghệ thuật, Người Hà Nội  còn là nơi để các văn nghệ sĩ  bày tỏ ý kiến, cất tiếng nói phản biện thẳng thắn, quyết liệt trước các vấn đề thời sự của đời sống xã hội, văn học nghệ thuật. Để có thể đủ sức chuyên chở và lan tỏa mạnh mẽ như vậy, Người Hà Nội luôn tích cực đổi mới các chuyên trang, chuyên mục, hình thức thể hiện vừa phù hợp với sáng tạo của văn nghệ sĩ vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực của độc giả, công chúng. Và, bên cạnh kênh phát hành chính là ấn phẩm báo/ tạp chí in, Người Hà Nội còn đầu tư, phát triển kênh phát hành có độ phủ rộng lớn - Tạp chí điện tử: nguoihanoi.com.vn; cũng như nỗ lực tổ chức các sự kiện: triển lãm, tọa đàm, chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc… để các tác phẩm sáng tạo của văn nghệ sĩ được trực tiếp gặp gỡ và “quyến rũ” công chúng. Để thích ứng với thời cuộc, có thể bằng cách này hay cách khác, hình thức này hay hình thức khác song cái đich cuối cùng mà Người Hà Nội hướng đến là chuyên tâm làm tròn sứ mệnh được Hội Liên hiệp trao: Cơ quan ngôn luận của văn nghệ sĩ Thủ đô.
Cần mẫn “chuyên chở”  giá trị sáng tạo
Những điệu múa cổ đất Thăng Long được trình diễn trong Chương trình nghệ thuật “Hào khí Thăng Long” tại không gian phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Cùng các hội chuyên ngành và Hội Liên hiệp bước vào chặng đường mới, Tạp chí Người Hà Nội tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc góp sức mình vào việc thúc đẩy phong trào sáng tạo của văn nghệ sĩ Thủ đô bằng nhiều sáng kiến hay, cách làm thiết thực hiệu quả. Bên cạnh việc duy trì và phát huy những hoạt động hiệu quả đã đạt được trong những năm qua, để việc phổ biến, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa những giá trị sáng tạo của văn nghệ sĩ Thủ đô, ngay trong những tháng đầu năm 2022, Tạp chí Người Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền hằng năm với 9 hội chuyên ngành để triển khai thực hiện từ năm 2023. Hoạt động phối hợp này sẽ không dừng lại ở việc đăng tải các tác phẩm mới, công trình nghiên cứu mới mà còn được tổ chức thành các chuyên đề chuyên sâu có chủ đề, chủ điểm cùng sự vào cuộc sát cánh của văn nghệ sĩ. Nghĩa là, Người Hà Nội mong muốn mỗi văn nghệ sĩ Thủ đô sẽ vừa là người được thụ hưởng vừa là chủ thể làm nên một sân chơi văn học nghệ thuật hấp dẫn, lý thú.

Có thể thấy, kế hoạch phối hợp tuyên truyền giữa Tạp chí Người Hà Nội với các hội chuyên ngành sẽ góp phần cổ vũ các hoạt động, phong trào sáng tác, nghiên cứu…; động viên, khích lệ văn nghệ sĩ Thủ đô tích cực sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật đáp ứng yêu cầu thụ hưởng ngày càng cao của nhân dân; góp phần hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch cũng như xây dựng và phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; nhất là Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm: “Chú trọng phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, ngàn năm văn hiến và anh hùng; Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội sâu sắc”.
Cùng với đó, kế hoạch phối hợp này còn góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ về vị trí, vai trò của sự nghiệp phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật của Thủ đô và đất nước; về nhiệm vụ phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đặc biệt là nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó văn nghệ sĩ Thủ đô là một trong những chủ thể sáng tạo quan trọng. Mặt khác, từ những kết quả đạt được, vai trò là cơ quan ngôn luận, diễn đàn văn học nghệ thuật của gần 4000 văn nghệ sĩ Thủ đô của tạp chí được củng cố, khẳng định. Cũng từ đây sẽ là một kênh quan trọng và tối ưu để “khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trên địa bàn thành phố” (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII). Khi đó, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình, quyết sách, nhiệm vụ chính trị của Thành phố Hà Nội… được tuyên truyền sâu rộng, đạt được hiệu quả cao đến các tầng lớp nhân dân qua những tác phẩm văn học nghệ thuật đặc sắc, qua những góc nhìn tinh tế, nhạy bén cùng tiếng nói phản biện trung thực, khách quan của văn nghệ sĩ Thủ đô… 
Cần mẫn “chuyên chở”  giá trị sáng tạo
Chương trình nghệ thuật “Hào khí Thăng Long” do Tạp chí Người Hà Nội phối hợp với Hội Âm nhạc Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức 
Tuy nhiên, sứ mệnh “chuyên chở” giá trị sáng tạo của văn nghệ sĩ Thủ đô của Tạp chí Người Hà Nội giữa thời buổi kinh tế thị trường đã và đang gặp không ít khó khăn, thách thức, nhiều lúc tưởng chừng như khó lòng vượt qua. Với đặc thù là một tờ báo chuyên về văn học nghệ thuật như Người Hà Nội thì sự tự vận động, tự tìm kiếm nguồn lực để đầu tư xuất bản cả tạp chí in và tạp chí điện tử không hề dễ dàng, nếu không nói là vô cùng vất vả, nhọc nhằn. Vì vậy, cùng với việc tập thể cán bộ, phóng viên đoàn kết, dốc sức, dốc lòng thì Tạp chí Người Hà Nội rất cần được “tiếp sức” từ việc tiếp tục nhận được sự định hướng, quan tâm của UBND Thành phố Hà Nội, của các cấp, các ngành bằng các cơ chế, chính sách đặc thù và thiết thực xứng đáng cho vị thế tờ tạp chí văn nghệ duy nhất của Thủ đô, để tạp chí tiếp tục phát huy hơn nữa sứ mệnh đặc biệt của mình./.
(0) Bình luận
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Tọa đàm “Văn học Hà Nội từ sau 1975”: Nhìn lại nửa thế kỷ sáng tác, định hướng cho bước chuyển tiếp theo
    Sáng ngày 18/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Văn học Hà Nội từ sau năm 1975”. Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề đậm chất học thuật nhưng không kém phần sôi nổi với phần giao lưu và những lời thơ, tiếng hát đầy cảm xúc của các hội viên.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Chùm ảnh Xá lợi Đức Phật được cung rước về chùa Quán Sứ
    Chiều ngày 13/5, vào lúc 15 giờ, xá lợi Đức Phật được cung rước từ Sân bay Nội Bài đi qua các tuyến đường quan trọng của Thủ đô như: Cầu Nhật Tân - đường Võ Chí Công - đường Đào Tấn - đường Kim Mã - đường Lê Duẩn - đường Trần Nhân Tông - đường Trần Bình Trọng - Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - chùa Quán Sứ.
  • Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh: Tổ chức diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình
    Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính vừa có ý kiến chỉ đạo các Bộ, Ngành, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam… về việc chuẩn bị triển khai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Đừng bỏ lỡ
Cần mẫn “chuyên chở” giá trị sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO