Hà Nội

Các trí thức, văn nghệ sỹ tin tưởng với nguồn lực sẵn có, Hà Nội sẽ cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quỳnh Phạm (lược ghi) 12:02 09/01/2025

Tại cuộc gặp mặt nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025 do Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chiều 7/1, các văn nghệ sỹ, trí thức trên địa bàn Thủ đô đã có những chia sẻ tâm huyết nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với vị thế, vai trò Thủ đô của đất nước.

luuniem.jpg
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và các văn nghệ sỹ, trí thức chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp mặt nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình do Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chiều 7/1.

Đồng thời, các trí thức, văn nghệ sỹ tin tưởng với nguồn lực sẵn có, Hà Nội sẽ cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thậm chí, có đại biểu nhấn mạnh, Hà Nội hoàn toàn có thể đi đầu, làm gương trong sự nghiệp kiến tạo của đất nước trong kỷ nguyên mới. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã ghi lại ý kiến, chia sẻ của một số trí thức, văn nghệ sỹ tại sự kiện ý nghĩa này.

GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội:

Hà Nội là trung tâm hội tụ nhân tài của cả nước, là nơi tập trung đông đảo nhất đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, chức sắc tôn giáo. Điều này trở thành nguồn lực tiềm tàng rất to lớn trong xây dựng và phát triển Thủ đô. Đội ngũ trí thức trên địa bàn Thành phố dù ở địa phương nào, hoạt động trong lĩnh vực nào đều có điểm chung, đó là sự nhiệt thành và gắn bó rất mật thiết với Hà Nội, rất yêu và tự hào, có trách nhiệm và khát vọng phát triển Thủ đô nhanh hơn, giàu đẹp hơn và ngày càng đáng sống hơn. Nếu nguồn lực này được phát huy sẽ tạo thành sức mạnh sáng tạo rất to lớn.

bac-phu.jpg

Chúng tôi rất vui mừng, nhiệm kỳ Đảng bộ Thánh phố khóa XVII, nhất là những năm gần đây, lãnh đạo Thành phố ngày càng trân trọng lắng nghe và phát huy vai trò của đội ngũ tri thức, văn nghệ sỹ, chức sắc tôn giáo trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô, nhất là đóng góp, xây dựng các chủ trương lớn của Thành phố. Các dự án như Luật Thủ đô sửa đổi, Quy hoạch Thủ đô, Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô, vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội văn minh – thanh lịch…thì lãnh đạo Thành phố đều trân trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các trí thức, văn nghệ sỹ. Chính vì vậy, chất lượng công việc của Hà Nội được nâng lên, tầm nhìn cao hơn, xa hơn. Đặc biệt qua đây làm cho mối quan hệ giữa lãnh đạo Thành phố với trí thức, văn nghệ sỹ ngày càng gắn bó, tình cảm ngày một tốt đẹp hơn.

Chúng ta đang bước vào thời kỳ mới như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hà Nội với vị thế, vai trò đặc biệt, với tiềm lực vượt trội, hoàn toàn có thể đi đầu, làm gương trong sự nghiệp kiến tạo của đất nước trong kỷ nguyên mới. Năm 2025, Hà Nội nói riêng có nhiều sự kiện quan trọng, trong đó Hà Nội tổ chức Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII.

Nếu Trung ương xác định Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV là khởi đầu của kỷ nguyên mới, thì Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ Thành phố là khởi đầu của Hà Nội trong kỷ nguyên mới. Vì thế, chúng tôi mong lãnh đạo Thành phố tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, các chức sắc tôn giáo có đóng góp nhiều hơn vào quá trình xây dựng văn kiện Đại hội Đảng thành phố để làm sao văn kiện phải thật sự có tầm vóc, tầm nhìn xa trông rộng, đồng thời đưa ra được lộ trình, hướng đi hợp lý, giải pháp đột phá nhưng áp dụng thực tiễn khai thông tốt hơn nữa các nguồn lực để Hà Nội cất cánh nhanh, văn minh nhưng vẫn đầy bản sắc, văn hiến, văn hóa.

Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Là công dân Thủ đô, tôi rất tự hào vì được đóng góp sức nhỏ vào sự phát triển của Thành phố Hà Nội. Tôi xin chúc mừng thành quả mà Thủ đô đạt được trong năm 2024 vừa qua, nhất là thu ngân sách trên địa bàn lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ. Ngoài những động lực chúng ta đang thấy, Hà Nội đồng hành với đất nước triển khai chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Hai sự chuyển đổi này chính là động cơ mới gắn chặt dưới “đôi cánh” của Thăng Long – Hà Nội để Thủ đô cất cánh trong thời gian tới.

a-dong.jpg

Trong Luật Thủ đô 2024 dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), bao gồm các nội dung như quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD, đầu tư phát triển đường sắt đô thị và các cơ chế thu phí giá trị thặng dư từ đất trong khu vực TOD. Đó chính là nền tảng để Thủ đô Hà Nội phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo mục tiêu, nhiệm vụ đã được Trung ương đặt ra. Thành phố đã có Luật Thủ đô 2024 cùng 2 quy hoạch của từng thời kỳ đã được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt. Chúng tôi mong lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến việc lập kế hoạch thực hiện quy hoạch, qua đó phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

2024 vừa qua Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu, dấu ấn nổi bật. Tôi cho rằng, Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội thông qua, có ý nghĩa rất lớn khi tạo ra nền tảng, thể chế dựa trên triết lý tổng quát là sự đột phá, khác biệt để làm cho Thủ đô có căn cứ pháp lý, động lực mới để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tháng 12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 2 quy hoạch Thủ đô, từ đây tạo ra hình ảnh tương lai về Hà Nội, đồng thời có những căn cứ pháp lý để xây dựng và phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới.

btthang.jpg

Theo mục tiêu đặt ra, năm 2030, Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Thủ đô Hà Nội là nơi giàu có nhất về trí tuệ và con người, tiềm lực về kinh tế nên có những điều kiện rất quan trọng để tiếp tục tiên phong trong thời kỳ mới. Hà Nội hiện đang triển khai Luật Thủ đô 2024, trong phạm vi Thành phố được quyền chủ động, chúng tôi mong rằng Hà Nội có các văn bản pháp lý khai thác được tốt nhất những tài nguyên giàu có của Thủ đô, trước hết là tài nguyên con người.

Để làm được điều này, Thành phố cần có chính sách cụ thể để khuyến khích, huy động được người tài với tinh thần không bị lãng phí nhằm tạo đà cho sự phát triển Thủ đô và chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới. Đồng thời, ngay trong năm 2025, Hà Nội tiếp tục tiên phong không chỉ về kinh tế, cực tăng trưởng mà còn tiên phong về động lực tăng trưởng.

GS. TS Chử Đức Trình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội):

Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua, đây là yếu tố rất quan trọng để Thành phố tiếp tục bứt phá trong quá trình xây dựng hệ thống quản trị số của Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội là nơi tập trung của nhiều cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của cả nước, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, với nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào và nền tảng đối ngoại quốc tế rộng khắp.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thay mặt lãnh đạo Thành phố, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội trân trọng cảm ơn và tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các trí thức, văn nghệ sỹ vừa giàu trí thức, vừa giàu tình yêu đối với Hà Nội để cụ thể hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố trong thời gian tới.

a-thang-2.jpg

Như vậy, Thủ đô Hà Nội có vị thế dẫn dắt trong công cuộc chuyển đổi số, quản trị số và đổi mới sáng tạo. Hệ thống quản trị số nếu được nghiên cứu, triển khai áp dụng thành công tại Hà Nội thì sẽ thành công trên cả nước. Cùng với đó, Hà Nội có đầy đủ thế mạnh trong phát triển cả về phương thức sản xuất số, lực lượng sản xuất là kết hợp giữa nhân lực chất lượng cao và trí tuệ nhân tạo.

PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam:

Hà Nội là nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, trí tuệ của cả nước. Thành công của Hà Nội trong năm 2024 vừa qua có tác động rất lớn đến các tỉnh, thành phố khác ở nước ta. Được đi tới nhiều vùng miền của Tổ quốc, tôi thấy nơi nào mọi người cũng nhìn về Hà Nội. Chúng tôi nghĩ, những phong trào, cuộc vận động từ kinh tế, văn hóa, giáo dục… thì các nơi khác đều nhìn về Thủ đô ta. Đây là một điều đáng mừng. Chúng ta làm tốt, làm hay khiến cho cuộc sống người dân nơi yên bình, hạnh phúc, an ninh được đảm bảo…

bac-cuong.jpg

Hà Nội cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa từ cấp quốc gia đến cấp Thành phố. Đây là một nguồn lực rất lớn để chúng ta có thể phát huy được những giá trị văn hóa Hà Nội tới người dân trong và ngoài nước. “Hữu xạ tự nhiên hương”, Hà Nội có nhiều điều đáng xem, đáng nghe, đáng nhìn. Chúng tôi mong tới đây, nhất là năm 2025, lãnh đạo Thành phố tiếp tục có sự quan tâm phát triển về văn hóa nói riêng để người dân có cuộc sống vui tươi, lành mạnh, thoải mái hơn./.

Bài liên quan
  • Các văn nghệ sỹ, trí thức Thủ đô tiếp tục đóng góp trí tuệ để Hà Nội vững bước vào kỷ nguyên mới
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Với sự tâm huyết và trí tuệ, các văn nghệ sỹ, trí thức trên địa bàn Thủ đô sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến hơn nữa cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” để Thủ đô yêu quý của chúng ta cùng cả nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
(0) Bình luận
  • Phường Sơn Tây xác định chủ đề, phương châm Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng bộ Doanh nghiệp
    Ngày 18/7, Đảng ủy phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Doanh nghiệp và triển khai các nội dung chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Doanh nghiệp lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Bên cạnh đó, Tiểu ban Văn kiện Đảng bộ phường vừa họp phiên thứ ba, xác định chủ đề, phương châm Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Sơn Tây lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
  • Xã Đoài Phương: Chuẩn bị chu đáo công tác tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 - 2030
    Sáng 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương (TP. Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội cấp cơ sở tiến tới tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030 và một số nhiệm vụ trọng tâm. Đồng chí Nguyễn Quang Hán - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; Trần Phạm Hùng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đoài Phương chủ trì Hội nghị.
  • Hà Nội triển khai “Bữa cơm Công đoàn” năm 2025
    Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội mới ban hành Hướng dẫn triển khai tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2025 đến Công đoàn cơ sở trên địa bàn Hà Nội.
  • Phường Hoàn Kiếm vững bước, tiến tới Đại hội điểm của Thành phố Hà Nội
    Vận hành đơn vị hành chính mới từ ngày 1/7/2025 hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm còn vinh dự được Thành phố Hà Nội lựa chọn làm Đại hội đại biểu điểm. Dự kiến, Đại hội đại biểu phường Hoàn Kiếm nhiệm kỳ 2025 – 2030 sẽ diễn ra ngày 22 – 23/7. Được biết, phường Hoàn Kiếm đã, đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội mang tính lịch sử của phường, hướng tới Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
  • Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố Hà Nội
    Thường trực HĐND TP Hà Nội tổng hợp, công bố lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố sau kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (đợt 1).
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài cuối)
    Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội đã bám sát các quy định của luật, Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo chủ động, khoa học, linh hoạt, thiết thực, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cấp HĐND và giữa HĐND với các cơ quan trong hệ thống chính trị thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Các trí thức, văn nghệ sỹ tin tưởng với nguồn lực sẵn có, Hà Nội sẽ cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO