Buổi chiều định mệnh

Nguyễn Qúy Thường| 21/09/2020 08:09

Buổi chiều định mệnh
Minh họa của Vũ Khánh

Huy ngỡ ngàng bước vào cổng trường Đại học Tổng hợp. Lạ mà quen. Hơn mươi năm trước anh đã từng là sinh viên năm thứ hai khoa Văn. Sau những năm lăn lộn chiến trường giờ là lúc anh có thể trở lại với niềm đam mê viết lách của mình

Hôm nay có giờ Ngôn ngữ học. Bọn trẻ kháo nhau, nghe đồn cô giáo là một tiến sĩ có phương pháp giảng dạy theo phong cách rất Tây, được nhiều sinh viên thích thú. Huy cũng tò mò ngóng đợi xem cô giáo là người như thế nào.

Và cô đã xuất hiện. Nền nã, mềm mại trong chiếc áo màu mận chín, cô bước vào lớp với nụ cười dịu dàng. Cả lớp đã ngồi, chỉ còn một mình Huy ở phía cuối lớp vẫn đứng, đứng ngây ra. Huy như người bị thôi miên, cứ cuốn vào nụ cười có má lúm đồng tiền của cô giáo. Hình như đã gặp cô giáo ở đâu, quen quá. Chợt Huy nhận ra cô giáo có nét giống cái Hạnh lớp trưởng 10A ngày xưa. Lẽ nào? Nhưng đúng rồi. Đúng là Hạnh rồi. Dù rằng đã hơn mươi năm, Hạnh không còn là Hạnh của tuổi đôi mươi nữa, nhưng má lúm đồng tiền kia, chiếc mũi cao thanh tú kia làm sao có thể lẫn được. 

Sự đời sao trớ trêu đến vậy. Ngày nào còn đằng đằng tớ tớ thế mà giờ đây lại là cô với trò. Có cái gì đó cứ chộn rộn trong đầu, chẳng hiểu mình đang muốn gì nữa. Hình như xen giữa niềm vui khôn cùng được gặp lại người con gái mà mình hằng tâm tưởng, lại như có chút gì đó ngượng ngùng, tự ti của một cậu học trò.
Quá khứ như một cơn lốc đã đưa tâm trí Huy về những tháng ngày tươi đẹp của mười năm trước. Chỉ cần nhắm mắt lại là đã nhìn sâu vào những nẻo đường của kí ức thuở học trò. Bóng dáng của lớp văn Đại học Tổng hợp, cũng như của ngôi trường cấp 3 với mấy đứa bạn trong lớp 10A cứ lần lượt trôi qua như những thước phim quay chậm.

Giờ Ngôn ngữ của ngày hôm sau không thấy Hạnh đến lớp. Chắc chắn Hạnh đã nhận ra Huy ngồi ở cuối lớp và cũng đang trong tâm trạng rối bời. 

Và rồi, không chút chần chừ Huy lẳng lặng nghỉ học đi tìm Hạnh.

Chiều đông lạnh lẽo. Đường phố đã lên đèn. Mưa phùn như dăng màn trước ánh đèn đường đục vàng. Lòng đường, vòm cây, mái nhà một mầu thẫm ướt.

Đã đến trước nhà Hạnh, bước chân như hụt hẫng, như bị vấp vào một cảm giác, cảm giác dội ra từ chính ngôi nhà. Huy khựng lại. Định giơ tay gõ cửa, nhưng vội rụt lại. Có một cái gì đó líu ríu trong đầu. E ngại, hồi hộp và cả một chút mặc cảm.

Rồi, cánh cửa cũng được mở. Hơi ấm từ căn phòng tỏa ra ôm gọn lấy Huy. Hạnh ngớ người ra, không nghĩ Huy đã tìm được nhà mình. Bất ngờ quá. Hạnh gần như không kìm được cảm xúc, chỉ kịp thốt lên: “Anh”. Và rồi, hai đứa cứ đứng ngay cửa cầm tay nhau mà lắc, mà cười tí tởn như những ngày học cùng lớp trên mười năm trước.

Huy không khỏi ngạc nhiên khi thấy căn phòng của một người đã du học nước ngoài lại đơn sơ đến vậy. Đồ dạc chẳng có gì ngoài cái tủ đầy ắp những cuốn sách dày cộm với đủ thứ tiếng, nằm gọn ghẽ trên kệ. Tự nhiên Huy cảm thấy mình thật nhỏ bé, kém cỏi. Đối diện tủ sách là một bức tranh vẽ dở, đặt ngay ngắn trên giá vẽ. Bức tranh vẽ cô gái trầm ngâm nhìn xa xăm về phía chân trời. Bức tranh buồn quá. Có lẽ nỗi lòng của người vẽ tranh đã được dồn hết vào đây. Còn nữa, phía cuối phòng kia sao chiếc giường chỉ có một chiếc gối đơn côi?

Huy dừng lại trước bức ảnh Hạnh chụp khi còn trẻ đặt ngay trên bàn làm việc, anh chợt nhớ ngày lên đường nhập ngũ. Hạnh nắm chặt tay anh thủ thỉ: “Anh đi nhớ giữ gìn sức khỏe, nhớ gửi thư về cho em”. Bao năm mày mày tao tao, đằng đằng tớ tớ, lúc ấy lại được nghe tiếng “anh” thốt ra từ người con gái mà mình luôn mang trong lòng một tình cảm đặc biệt, làm Huy ngẩn ngơ chẳng nói nên lời, cứ mải mê ngắm đôi má lúm đồng tiền, cứ nắm chặt tay Hạnh chẳng chịu buông ra. Hạnh đâu biết rằng, chỉ thế thôi mà hơi ấm nơi bàn tay nhỏ nhắn mềm mại, hơi thở thơm nồng cùng tiếng “anh” của Hạnh đã đi theo Huy trên mọi nẻo đường chiến tranh.

Huy hiểu, hẳn đã có biết bao biến cố cuộc đời đến với Hạnh. Chỉ nhìn căn phòng này thôi, và cả đôi mắt buồn rười rượi nhìn xa xăm phía khung cửa sổ đếm từng hạt mưa, cũng đủ biết đang có một dòng lũ nội tâm chảy xiết. 

Hạnh rỉ rả cùng tâm tư. Dường như có cả một trời mâu thuẫn đang ẩn chứa đằng sau mỗi lời nói, mỗi tâm tình.

Trước khi Huy về Hạnh nói rất nhỏ, như một dấu lặng, rằng Hạnh chẳng thể nào quên được những tháng năm bên Huy của trên mười năm trước, rằng trong trái tim đàn bà có những góc sâu lắng mà nhiều đàn ông ồn ã không bao giờ hiểu nổi được. Và nàng đã hỏi, anh có tin không?     
   ***

Theo chỉ dẫn của Hạnh, Huy đã gõ cửa được nhà Hùng, lớp phó 10A. Không như Hạnh, thằng Hùng thay đổi nhiều quá. Rất đàn ông với bộ râu quai nón bao quanh khuôn mặt chữ điền rám nắng.

Rượu được bày ra. Vợ Hùng rang vội ít lạc đãi khách. Tếu táo một lúc, Hùng nháy mắt hỏi:

- Cảm giác của cậu học trò với cô giáo Ngôn ngữ học thế nào? Ngày còn ở lớp 10A mày là được cái Hạnh quan tâm nhất đấy.

Huy biết chứ. Nhưng đó là dĩ vãng. Điều Huy băn khoăn, muốn tìm câu trả lời bằng được để có thể giải mã về chiếc gối đơn côi. Lẽ nào người như Hạnh giờ vẫn chăn đơn gối chiếc?

- Tao thấy Hạnh ở một mình. Chồng con đâu cả rồi?

Huy vừa dứt lời thì nhà có khách. Bước vào nhà là một người đàn bà thon thả, dáng đẹp, mắt đẹp nhưng buồn. Một tay cầm nón, tay kia xách chiếc làn nhựa màu đỏ, chất đầy những túi ni lông căng tròn. Trên cùng là một con gà đã luộc. Chị e ấp cúi chào mọi người, khép nép đi theo vợ Hùng vào bếp.

- Cô Mây, vợ thằng Cảnh đấy. Đi thăm chồng trong tù. Mày đã đến đây đi cùng tao và cô Mây vào thăm nó. 
 Huy há hốc mồm kinh ngạc, nó làm gì mà nên nông nỗi này. Ngày xưa Cảnh là cán bộ đoàn sôi nổi, năng động nhất lớp 10A, thế mà giờ đây lại phải chịu cảnh tù đày?

Chỉ còn ít cây số là đã đến trại giam. Càng gần đến nơi đường càng xấu. Chiếc xe com măng ca cứ run lên bần bật làm cho câu chuyện của Mây bị ngắt quãng liên tục. 

Mây bảo, đó là một buổi chiều đông lạnh thấu xương. Chiều đó anh Dương - bạn học 10A của các anh, đến nhà em đặt vấn đề cần mấy trăm mét đất làm nhà nghỉ cuối tuần. Chả hiểu nhà nghỉ cuối tuần là cái quái gì, nghe lạ hoắc. Nhưng sau này xây xong mới biết đó là một biệt phủ kín cổng cao tường. Tiền thì anh Dương nhiều vô kể. Chồng em đang là chủ tịch xã nhìn thấy tiền là tít mắt lại. Em thì xin anh Dương cho con bé nhà em đi theo. Nói thực với các anh, con bé 17 tuổi phổng phao, đẹp như bông hoa đồng nội. Nó yêu sớm. Nào đâu ngờ lại giao trứng cho ác. Đã có vợ con, lại là chỗ thân tình, thế mà nó lại làm con bé có thai. Rồi đẻ. Hỏi như thế có khốn nạn không?

Chiếc xe cứ cà rề cà rịch làm cho câu chuyện Mây kể trở nên nặng nề, rời rạc như những giọt cafe đắng ngắt chậm rãi rớt xuống đáy ly. Những mẩu chuyện như được viết trên những trang giấy rách vụn nay được chắp vá vào nhau. Đủ chuyện. Chửi rủa thằng Dương. Xỉ vả đứa con gái hư hỏng. Cái sự ngu của mình. Và cũng chẳng buông tha cho thằng chồng tối mắt vì tiền.  Nghe Mây chửi rủa những thằng bạn thân thiết thuở hàn vi như hát hay mà Huy cảm tưởng như chính mình cũng đang bị Mây vả vào mặt.

Rồi như để kết thúc nỗi đau của gia đình mình Mây thốt lên những lời thật đắng cay:

- Ai đời mới hôm nào thằng Dương xưng hô với em, anh anh em em ngọt xớt, giờ thì một điều mẹ vợ, hai điều mẹ vợ. Em nghe nó gọi là mẹ vợ mà sởn hết cả gai ốc, muốn chui xuống đất mà chết. Đúng là thằng chó, nó đi tù lôi theo cả chồng và con em vào cùng. Thế đấy, cả gia đình tan nát cũng chỉ bắt đầu từ buổi chiều hôm ấy. Cái buổi chiều định mệnh khốn nạn.

Chiếc xe com măng ca thở dốc ra khi vượt đèo, rồi khựng lại. Đã đến. Mây nhanh nhẹn như được về nhà, lao nhanh vào chỗ trình diện. Đến muộn quá thành ra cuộc gặp gỡ cũng chỉ được vài chục phút. Cảnh khóc. Thương vợ, thương con, thương thằng cháu ngoại khi cả bố và mẹ nó đều phải ngồi sau song sắt. 

Trời sập tối. Đường trở về như xộc xệch hơn. Chiếc đèn pha già nua chả khác gì chủ của nó tỏa ra thứ ánh sáng vàng ệnh. Thỉnh thoảng cái xe lại rú lên, lại khạc khạc, khè khè chẳng khác gì một lão già đang lên cơn ho, làm át cả tiếng của Hùng. Mặc. Tất cả suy tư của Huy dồn hết cho những câu chuyện mà Hùng đang kể về Hạnh.

Điều bất ngờ nhất với Huy, như thằng Hùng nhận định, là Hạnh đã không thoát được tay thằng Dương. Cũng chẳng hiểu có phải vì tài ăn nói của thằng Dương, hay vì một lí do nào đó. Từ xưa cái Hạnh có ưa gì thằng Dương đâu, thế mà đùng một cái, Hạnh lại lặng lẽ bước chân về nhà chồng. Nó buồn. 

Hạnh học rất giỏi nên sau khi lấy Dương một năm thì đi làm nghiên cứu sinh ở Đức để lại đứa con nhỏ cho chồng, đang làm trưởng ban một dự án lớn.

Tưởng thế là mừng cho sự thành đạt của vợ chồng thằng Dương. Nhưng, như cô Mây đã nói, dù xa cách ngàn dặm thì cái buổi chiều định mệnh ấy cũng không buông tha cho Hạnh. Vào năm cuối, Hạnh cảm thấy có cái gì đó bất an, cô ấy đã quyết định về nước mà không báo trước cho chồng. Bước chân vào nhà, Hạnh đã chết lặng đi khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ con và tận mắt thấy chồng mình cùng một cháu gái trẻ măng đang ríu rít nựng đứa bé. Trong khi đó đứa con dứt ruột đẻ ra của mình lại đang nằm còng keo dưới nền nhà lạnh ngắt. Thằng bé bị viêm phổi cấp, không cứu nổi, chết ngay trong bệnh viện. Hạnh cũng sống đi chết lại hàng tháng trời. Sau khi ly dị Hạnh nói, cũng là một dịp may, thà không chồng còn hơn ở với người ấy.

Mặt Huy lúc này như giãn ra, đôi mắt chớp chớp. Không hiểu đôi mắt ấy đang cười hay đang muốn khóc? 

Rồi, chẳng cần ý tứ gì với Hùng, với Mây, khi chiếc xe khựng lại, Huy nhảy ào xuống, lao nhanh trên con phố nhỏ chỉ còn thấp thoáng một vài bóng người. Mọi người co ro trong cái lạnh, nhưng Huy không thấy thế. Lòng Huy ấm áp. Chỉ còn vài bước chân nữa là đã đến ngôi nhà cuối phố. Cái cảm giác hụt hẫng dội ra từ chính ngôi nhà của Hạnh không còn nữa. Cánh cửa mở toang. Và như một cơn lốc, Huy lao vào ôm chặt lấy thiên thần của mình. Họ đã tìm lại nhau sau bao tháng năm chôn chặt mối tình học trò trong trắng. Không ai nói với ai lời nào. Chỉ còn đôi mắt nói với nhau. Đắm đuối, khát khao, nũng nịu, thương xót, cả chút giận hờn, nuối tiếc, một chút giá như, giá như… 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Buổi chiều định mệnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO