Chính sách & Quản lý

Bộ VHTT&DL đề nghị giữ nguyên tên gọi các di tích, di sản văn hóa sau sắp xếp đơn vị hành chính

Việt Thương 10/04/2025 18:31

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, điều chỉnh thông tin liên quan đến các di tích và di sản văn hóa sau quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính...

chua-but-thap-bac-ninh-10.jpg
Chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh) đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2013

Cụ thể, Bộ yêu cầu giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận, xếp hạng để không làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích cũng như giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước năm 1972 của UNESCO.

Các địa phương cập nhật địa danh gắn liền với di tích theo đơn vị hành chính mới sau khi đã được sắp xếp.

Theo chỉ đạo của Bộ, các tỉnh, thành phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các Điều ước quốc tế tại các Công ước của UNESCO mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Bộ nhấn mạnh việc đảm bảo phải có tổ chức, người đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý, bảo vệ và trông nom các di tích, tránh tình trạng không có hoặc không xác định được người chịu trách nhiệm.

Các địa phương phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và những điều ước quốc tế tại các công ước của UNESCO mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; bảo đảm phải có tổ chức, người đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ, trông nom di tích; không để tình trạng không có hoặc không rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp.

Đối với các di sản văn hoá phi vật thể, giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của di sản; rà soát hồ sơ khoa học của di sản để thống nhất phạm vi phân bố, lan toả của di sản để có cơ sở quản lý theo thẩm quyền; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể và Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO.

Đối với bảo vật quốc gia, cần rà soát, xác định và điều chỉnh ĐVHC nơi đang lưu giữ bảo vật quốc gia so với tên ĐVHC trong Quyết định công nhận bảo vật quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Về lĩnh vực văn hóa cơ sở, Bộ VHTT&DL đề nghị bổ sung đối tượng rà soát là các lễ hội truyền thống đang được tổ chức tại các di tích được công nhận, xếp hạng là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản lịch sử quốc gia đặc biệt đang được rà soát, trừ các lễ hội truyền thống đã được UNESCO ghi danh hoặc trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

Về lĩnh vực du lịch, Bộ VHTT&DL đề nghị giữ nguyên tên gọi các khu du lịch quốc gia đã được công nhận. Đồng thời, cập nhật địa danh gắn với khu du lịch theo ĐVHC mới được sắp xếp. Rà soát, điều chỉnh tên gọi, địa danh, địa chỉ mới của tổ chức/ban quản lý khu du lịch có liên quan trực tiếp đến đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

Bộ VHTT&DL đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp gửi báo cáo rà soát, thực hiện trước ngày 30/10/2025./.

Bài liên quan
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Đối mặt”: Thấm đượm lòng dũng cảm, sự hy sinh, tình yêu và nghị lực người chiến sĩ Công an
    Vở kịch “Đối mặt” (tác giả Trịnh Huyền, đạo diễn NSND Tuấn Hải) do Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức biểu diễn tối 18/7 tại Rạp Công Nhân (số 42 Tràng Tiền, TP. Hà Nội) đã gây ấn tượng sâu sắc với người xem bởi sự chân thực, giàu cảm xúc và đầy tính nhân văn về những người chiến sĩ Công an dũng cảm, kiên cường.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Không yêu cầu công dân làm thủ tục điều chỉnh cư trú khi thay đổi địa giới hành chính
    Đối với việc thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước, định danh và xác thực điện tử: Công an Thành phố không yêu cầu công dân làm thủ tục điều chỉnh cư trú khi địa giới hành chính thay đổi...
  • Hà Nội đầu tư hơn 383 tỷ đồng thực hiện dự án chống ngập cục bộ
    Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần giảm thiểu úng ngập cục bộ, cải thiện môi trường sống và từng bước nâng cao khả năng chống chịu hạ tầng kỹ thuật của khu vực nội đô Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu. Thời gian thực hiện trong năm 2025 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Bộ VHTT&DL đề nghị giữ nguyên tên gọi các di tích, di sản văn hóa sau sắp xếp đơn vị hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO