Bình yên cùng “Cánh diều trong phố”

Kim Ngân| 03/02/2023 16:04

Mới đây, nữ giáo viên xứ Kinh Bắc - Lương Thìn đã có tập tản văn in riêng đầu tiên mang tên “Cánh diều trong phố”, đã được xuất bản.

Tác giả Lương Thìn chia sẻ, giữa cái ồn ã của cuộc sống, có lúc thấy lòng mình khắc khoải, muốn tìm chút bình yên. Chị tìm được sự bình yên trong công việc viết lách, trên những con chữ. Và, người đọc chắc chắn sẽ tìm được những khoảnh khắc bình yên khi đến với “Cánh diều trong phố” của chị.

2.jpg
Hình ảnh minh họa

Lương Thìn là một người có trái tim nhạy cảm, tinh tế và đầy ngọt ngào, nên một mùi hương hăng hắc của hoa xuyến chi nở bạt ngàn trên triền đê cũng gợi lên trong chị bao cảm xúc. Một sớm ra phố giữa mùa sương bay, đạp chân lên những bồng bềnh sương khói mờ ảo mà nghe lòng mình cũng mềm mại như mây trời. Một mùi hương hoa dẻ khẽ khàng trong gió chiều bảng lảng cũng khiến lòng chị lắng lại giữa những chênh chao cuộc sống.

Tản văn của nữ giáo viên Kinh Bắc này rất nhẹ nhàng và giàu cảm xúc, lúc nào cũng phảng phất nỗi niềm xưa cũ vừa ấm áp mà cũng rất đỗi ngọt ngào. Là ổ rơm một thời mẹ ủ đàn con đi qua cái lạnh của mùa rét mướt, là món ăn xưa khơi gợi bao nỗi nhọc nhằn cơm áo một thời, là cánh diều tuổi thơ bay trong chiều hè nắng đổ, là những trò chơi thuở bé đã chìm sâu trong ký ức phôi pha để mỗi khi nhớ về lại thấy lòng mình mênh mang trong nỗi nhớ.

Đọc “Cánh diều trong phố”, người đọc sẽ hiểu hơn về mảnh đất Kinh Bắc, cái nôi của làn điệu dân ca quan họ. Tác giả dẫn dắt người đọc ngang qua làng Đông Hồ xem tranh, ghé cánh đồng hoa Kinh Bắc ngắm hoa nở khi xuân về. Lang thang dọc sông Cầu, sông Đuống khi hoàng hôn đỏ rực về bên kia núi, lòng thấy an bình giữa một tiếng chuông ngân. Có khi lại dừng bên đồng dâu xanh mướt dưới chân đê mà nghĩ về những tháng ngày no ấm.

Bên cạnh đó, người đọc nhận ra một nguồn năng lượng tích cực trong những tản văn mộc mạc nhưng luôn đầy chất thơ của chị. Ta sẽ thấy một Lương Thìn luôn có một tình yêu thiên nhiên sâu nặng, một tấm lòng sáng trong và đôi mắt tinh tế quan sát mọi thứ. Để rồi chị luôn “vẽ” ra những bức tranh bình dị quanh mình, những bức tranh bừng bừng sức sống.

Người đọc như thấy tác giả nói hộ lòng mình, cuộc sống này thật tươi đẹp. Bốn mùa luân chuyển, dù mưa hay nắng, dù nóng hay rét thì cũng ngọt ngào trân quý, đáng để yêu thương. Một chiếc lá mít nửa đỏ nửa vàng rụng bên hè, một chiếc lá khế rơi lạo xạo trên chái bếp, một làn hương thoang thoảng nương theo gió đồng, một nụ hoa e ấp trong làn mưa bụi, một cành cây khô gầy giữa tiết đông gió rét, tất cả gợi nên vẻ đẹp bình dị mà mờ ảo. Cuộc sống quanh ta luôn tưng bừng và đầy màu sắc như thế, chỉ cần ta chịu khó dừng lại, chậm rãi lắng nghe, lòng sẽ thấy sự bình yên của đất trời như lan vào tim mình. Những lo toan, những muộn phiền đều như dừng lại, chỉ còn sự an yên chiếm hữu cõi lòng.

Bài liên quan
  • Tản văn: Đèn quê
    Chẳng biết đèn quê có tự bao giờ, chỉ biết rằng tôi và lũ bạn đồng trang lứa từ buổi lọt lòng trong mái nhà tranh vách đất nơi vùng trung du yên ả, đã có ánh đèn quê.
(0) Bình luận
  • Mở cánh cửa trong kỷ nguyên số
    Trong tình hình ảm đạm của sân khấu hiện nay, lý luận phê bình (LLPB) cũng thưa thớt theo. Vẫn còn đó những nhà lý luận sắc sảo và có đầy đủ kiến thức chuyên sâu trong nghề, nhưng họ gần như không còn đất để dụng võ.
  • “Phê” cho hợp tình, “bình” cho thấu đáo
    ghệ thuật biểu diễn gồm các loại hình nghệ thuật phong phú như: kịch hát, kịch nói, trình diễn ca múa nhạc, sân khấu, xiếc, ảo thuật…
  • Vừa tỉnh vừa mê với “Thuốc mê” của Thâm Tâm
    Câu chuyện mỏng mảnh, ngắn gọn, mà nhà thơ Thâm Tâm gợi ra được những sắc thái ly kỳ, hồi hộp. Nhưng vừa ngả theo hướng truyện phiêu lưu, điều tra, lại vừa gài được chất tình của chuyện yêu đương quyến luyến nam nữ, mà không ngả ngớn, “sến sẩm” ướt át. Liên tưởng trong đời sống hiện đại hôm nay, tiểu thuyết “Thuốc mê” vẫn nhắc hỏi ta về việc sống như thế nào cho ra con người, giữa biết bao nhiêu áp lực và ràng buộc.
  • Độc đáo thơ đố của Phạm Đình Ân
    Nhà thơ Phạm Đình Ân là tác giả thơ trữ tình, phê bình văn học, thơ văn dành cho thiếu nhi... lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp. Riêng viết cho thiếu nhi, ông là một tác giả nổi trội, bền bỉ sáng tác suốt gần 50 năm qua, đạt nhiều thành tựu. “Vui cùng thơ đố” (NXB Phụ nữ, 2023) là tập thơ thứ hai của Phạm Đình Ân về thơ đố, cũng là đầu sách thứ hai mươi của tác giả này dành cho thiếu nhi - không kể 20 tập sách hợp thành ba đầu sách biên soạn.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên: “Viết cho thiếu nhi thật ra không dễ chút nào”
    Nhà văn Bùi Tiểu Quyên “khởi nghiệp văn chương” từ năm 2008 và những năm gần đây đặc biệt gây tiếng vang với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ngòi bút tinh tế, trong trẻo, dí dỏm thấm đượm tình yêu, lòng ham học hỏi đã chinh phục hàng ngàn trái tim độc giả, đặc biệt là độc giả thiếu nhi - thiếu niên. Không chỉ vậy, các tác phẩm của chị cũng được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái nhiều giải thưởng. Cùng phóng viên Người Hà Nội lắng nghe chia sẻ của chị xung quanh những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công ấp ủ…
  • Làm báo nơi vùng giải phóng
    Tôi học và bắt đầu viết báo từ năm 1974, tại một vùng đất mới giải phóng - đó là Quảng Trị. Nơi ấy lúc bấy giờ là miền đất đói nghèo, đau thương nhưng cũng biết mấy can trường, biết bao thương nhớ… Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, ấy là vùng quê: “Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao, ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng…”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bình yên cùng “Cánh diều trong phố”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO