Bìa sách Việt - câu chuyện của sáng tạo

Hanoimoi| 08/05/2022 08:38

Trong những năm gần đây, thị trường xuất bản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. Riêng năm 2021 đã có 4 triệu bản sách được phát hành với gần 33.000 đầu sách, doanh thu đạt gần 3.000 tỷ đồng.

Hằng năm, giới xuất bản đều tổ chức bình chọn giải thưởng sách dành cho các tác giả, người biên tập tác phẩm hay... Mặc dù vậy, từ trước đến nay vẫn chưa có một triển lãm quy mô hay hội thảo nào được tổ chức để ghi nhận, tôn vinh các họa sĩ thiết kế sách, bìa sách. Quyết định tổ chức một triển lãm bìa sách đầu tiên trên toàn quốc của Chi hội Đồ họa 2, Hội Mỹ thuật Việt Nam, đã tạo cuộc hội ngộ để chia sẻ về công việc sáng tạo thú vị này.

Bìa sách Việt - câu chuyện của sáng tạo

Bìa sách phải là "chiếc áo đẹp"

Triển lãm "Nghệ thuật sách Việt Nam 2022” là một cuộc trình diễn, một cuộc biểu dương lực lượng của các họa sĩ đồ họa, các designer chuyên và không chuyên trên khắp cả nước. Đây là dịp để các họa sĩ chuyên nghiệp đã, đang làm công việc thiết kế sách và bìa sách cùng gặp gỡ, sẻ chia, giới thiệu nghệ thuật thiết kế bìa sách.

Trước hết, bìa sách là yếu tố không thể thiếu của bất cứ cuốn sách nào. Ngoài chức năng là “chiếc áo” bền chắc bảo vệ cuốn sách, bìa sách ngày nay còn phải là “chiếc áo đẹp” mang tính thời trang, thể hiện một cách mạnh mẽ hồn cốt và thông điệp của cuốn sách. Thậm chí, có cuốn sách với thiết kế bìa độc và lạ như “tiếng sét ái tình” hấp dẫn độc giả ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Ngay từ xa xưa, khi kỹ thuật in còn thô sơ, bìa sách vẫn luôn là thứ cần đầu tư nhất cả về chất lượng, kỹ thuật và rõ ràng, bìa sách chính là cầu nối bằng ngôn ngữ thị giác chuyển tải những điều “thầm kín” bên trong cuốn sách tới độc giả. Đây còn là “quầy thông tin” với tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản và xác định thể loại cuốn sách đó một cách khéo léo. Một tác phẩm bìa sách vừa là một sự diễn giải, diễn ngôn, vừa là một bản ngôn ngữ viết chuyển sang ngôn ngữ hình ảnh, hoặc tưởng tượng... Họa sĩ thiết kế bìa bằng khả năng sáng tạo của mình luôn truyền tải những điều mới mẻ, độc đáo, khác biệt của tác phẩm để người đọc qua đó nhận ra cuốn sách mình cần.

Bìa sách Việt - câu chuyện của sáng tạo
Một số mẫu thiết kế bìa sách của các tác giả đã xuất bản tham gia triển lãm.

Hiểu biết để sáng tạo

Để có được một tác phẩm bìa sách đúng, trúng, đẹp, người họa sĩ cần phải hiểu sâu, hiểu rộng về đối tượng, thị trường mà mình hướng tới. Trước một cuốn sách chuẩn bị được xuất bản, họa sĩ cần đọc để hiểu nội dung cuốn sách, cần đặt câu hỏi rằng cuốn sách dành cho ai, lứa tuổi nào, cuốn sách sẽ được bán ở đâu, tâm lý người mua thế nào... Thậm chí, họa sĩ phải biết đặt mình vào vị trí người mua để sáng tạo những trang bìa thỏa mãn nhu cầu độc giả và góp phần nâng tầm giá trị cuốn sách. Trước một bìa sách, người đọc còn nhận ra trình độ, năng lực của người họa sĩ thiết kế ở tầm mức nào.  

Hiện nay, việc thiết kế và sáng tạo bìa sách ở nước ta vẫn đang chập chững trên con đường chuyên nghiệp hóa. Nhiều nhà xuất bản có rất ít họa sĩ chuyên làm bìa nên phải trông chờ vào đội ngũ họa sĩ là cộng tác viên. Nhiều biên tập viên của nhà xuất bản cũng tự đặt họa sĩ, người quen để làm bìa mà không rõ sở trường, đặc tính sáng tạo của người họa sĩ ấy có phù hợp với việc thiết kế bìa sách của mình hay không. Thực tế cho thấy, có những họa sĩ chỉ phù hợp với sáng tạo bìa sách cho thiếu nhi mà không phù hợp với việc thiết kế bìa sách triết học hay kinh tế... Cũng có tình trạng người làm biên tập hoặc đơn vị xuất bản còn “đơn giản hóa”, coi bìa sách “chỉ là một cái bìa” nên dễ dãi, chấp nhận cả những bìa sách qua loa, thiếu sáng tạo.

Người viết bài này đã từng nhiều năm thiết kế sách, từng từ chối rất nhiều đơn đặt hàng bìa sách vì tự thấy không hứng thú hoặc không hợp sở trường, phong cách sáng tạo của mình. Họa sĩ Tạ Lựu, người đã vẽ hàng ngàn minh họa thiếu nhi đẹp mê mẩn nhưng ông thú thật là rất sợ làm bìa sách. Nhiều lần Nhà xuất bản Kim Đồng đặt hàng, ông đành tìm lý do từ chối vì cảm thấy không tự tin khi sáng tạo bìa sách. Ông thổ lộ: “Vẽ minh họa thì phóng bút thoải mái, tung tẩy trên trang giấy, trang báo..., nhưng khi thiết kế bìa thì cần phải suy đi tính lại, đắn đo. Vì một trang bìa yêu cầu cao hơn nhiều lắm... Vẽ cho một trang sách hay trang báo chỉ cần quan tâm chi tiết câu chuyện trong trang báo, trang sách đó, còn làm trang bìa là phải cô đọng hóa, biểu tượng hóa cả một cuốn sách, điều này đôi khi quá sức với mình...”.   

Có thể nói, bìa sách không chỉ là sản phẩm của kỹ thuật, nghệ thuật mà còn như “đóng gói thương mại” hay sản phẩm đa phương tiện kết nối các nền tảng văn hóa khác nhau. Bìa sách còn như một quá trình “trung gian kết nối” các khía cạnh xã hội của việc viết sách, xuất bản và người đọc. Một bản thảo là của một người hoặc một nhóm tác giả, nhưng một cuốn sách lại là nỗ lực tập thể của tác giả, biên tập viên, nhà xuất bản, giám đốc tiếp thị, nhà in...

Hiểu được tâm tư của các họa sĩ thiết kế, các designer, Ban tổ chức triển lãm “Nghệ thuật sách Việt Nam 2022” không quên mời một số nhà xuất bản, nhà sách trên địa bàn Hà Nội cùng hưởng ứng và tài trợ cho các hoạt động của triển lãm, cũng như trực tiếp tham gia giới thiệu sản phẩm, các hoạt động xuất bản, phát hành sách. Qua đây, giới thiết kế bìa sách hy vọng kết nối các họa sĩ, các cộng tác viên, các nhà xuất bản cũng như lắng nghe ý kiến từ những người làm sách, người viết, biên tập, phát hành. Tất cả cùng tìm hiểu, cảm nhận công việc của nhau để hợp tác tốt hơn, qua đó giúp cho việc thiết kế, chế bản, in ấn, phát hành ngày một tiệm cận các giá trị của xuất bản quốc tế.

Đặc biệt, Ban tổ chức triển lãm đã mời các nhà xuất bản tự thiết kế, tổ chức các diễn đàn về việc xuất bản, thiết kế bìa sách, thăm dò dư luận, đánh giá thị hiếu và nhu cầu của người đọc với sách và bìa sách trong thời gian qua cũng như xu hướng cho tương lai...

Thông qua triển lãm lần đầu tiên này, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chi hội Đồ họa 2 mong muốn hội tụ được nhiều tác phẩm nghệ thuật thiết kế bìa sách của các họa sĩ nhiều thế hệ. Những tham luận, ý kiến về nghệ thuật thiết kế bìa sách thu được tại sự kiện này giúp giới nghề có được bài học hay, những kinh nghiệm quý. Đây cũng là dịp để tôn vinh các họa sĩ tâm huyết với nghề, có nhiều tác phẩm bìa sách xuất sắc.

Giới làm bìa sách cũng mong mỏi các nhà xuất bản ghi nhận ý kiến chuyên môn của các chuyên gia mỹ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam, qua đó có định hướng về thiết kế, sáng tạo bìa cho các loại ấn phẩm của mình.

Đặc biệt, Hội Mỹ thuật Việt Nam hy vọng có thể cùng các đơn vị xuất bản tổ chức định kỳ hoạt động này - thường niên hoặc 2 năm một lần,  nhằm ghi nhận, tôn vinh các trang bìa đẹp, các tác giả tài năng, thu hút nhiều hơn các tác giả trẻ tham gia vào công việc làm sách, viết, biên tập và thiết kế sách, bìa sách, góp phần thúc đẩy sự phát triển về nhiều mặt của thị trường xuất bản Việt Nam.

Triển lãm “Nghệ thuật bìa sách Việt Nam” lần đầu tiên được tổ chức tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền - Hà Nội (từ 17h ngày 8-5 đến 17h ngày 17-5) với sự tham gia của 55 tác giả là họa sĩ ở cả 3 miền, cùng 6 nhà xuất bản.

(0) Bình luận
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Thơ ca về những người xả thân vì nghĩa lớn
    Nhân dân ta trải qua hàng nghìn năm chống chọi với thiên tai, giữ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng trên hết, chiến tranh chống ngoại bang xâm lược hung tàn, dai dẳng là thử thách lớn nhất đối với Tổ quốc, dân tộc.
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Những kiêng kị trong lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Văn hóa là tinh túy, cốt lõi để Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc
    Thành phố Hà Nội đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa giá trị văn hóa của cả nước. Để phát triển bền vững, Hà Nội không chỉ phải vươn lên, phải hướng tới cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế mà đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hiến Thăng Long.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • Hà Nội triển khai phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số"
    UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 18/7/2025 về Triển khai Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030.
  • Triển khai Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô" năm 2025
    Chương trình tuyên truyền theo chủ đề "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai" nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; Nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, đặc biệt là học sinh.
Đừng bỏ lỡ
Bìa sách Việt - câu chuyện của sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO