Bí mật phía sau hai bức ảnh

Phùng Khánh| 04/10/2021 10:53

  Tác phẩm  tham gia  sáng tác VHNT về lực lương Cảnh sát  PCCC & CNCH

Truyện ngắn:

BÍ  MẬT

PHÍA  SAU  HAI  BỨC  ẢNH

                                                                         (Tặng Trung úy Vũ Ngọc Hoàng

                                                                    Đội cảnh sát PCCC Công an quận Đống Đa)

Tác giả: Phùng Khánh

     Buổi sáng đẹp trời. Một tanh niên vào đơn vị cứu hỏa.

       -  Chào anh. Anh cho em hỏi. anh Vũ Ngọc Hoàng.

-Cậu tìm Trung úy Vũ Ngọc Hoàng?

-Vâng ạ

-Hoàng ơi!... Hoàng... Có khách .

     Hoàng ngỡ ngàng nhìn cậu khách lạ dáng thư sinh còn ít tuổi. Hoàng phân vân “Anh chàng này mình không quen. Tìm mình có việc gì. Lạ thật”. Hoàng  vui vẻ.

- Em tìm anh?

      -   Dạ. Em tên Giang... Nguyễn Hoàng Giang. Anh không nhớ em  Nhưng em và gia đình luôn nhớ anh... Em được anh cứu trong một vụ cháy...

-Mời em vào phòng khách.

     Hoàng  vừa đi vừa nghĩ “Không biết mình cứu cậu này ở vụ cháy nào?”. Sau khi học xong trường Phòng cháy chữa cháy Hoàng được điều về đội cảnh sát chữa cháy Công an quận Đống. Từ ngày đó, Hoàng tham gia chữa cháy nhiều vụ. Mỗi vụ có kỷ niệm riêng.

      Hoàng nhớ nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lính chữa cháy là phải cứu người bị nạn và tài sản của dân. Nhiệm vụ này được coi là “Mệnh lệnh”. Trong các vụ cháy, Hoàng và đồng đội đã từng bế các cháu nhỏ hoặc bế các cụ cao tuổi ra khỏi đám cháy. Dìu nạn nhân còn có thể đi được hoặc đôi khi phải cõng những nạn nhân bị ngất đến nơi an toàn.

      Hoàng nhớ vụ cháy ở một khu nhà trọ đông người. Lối vào rất hẹp. Mỗi gian trọ ít nhất cũng một đến hai chiếc xe máy là phương tiện đi lại, là tài sẩn quý giá nhất của các nạn nhân. Khi đội chữa cháy của Hoàng đến thì ngọn lửa đã bốc lên khá lớn. Hoàng bình tĩnh cùng đồng đội nhanh chóng tổ chức người tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt, hướng dẫn họ thoát hiểm, và cứu tài sản...

     Thật không ngờ chưa đầy nửa giờ đồng hồ hơn hai chục người được cứu và khoảng chục xe máy thoát khỏi tay giặc lửa.

     Đám cháy dập xong. Buông tay lăng, nhìn đống tài sản của dân nguyên vẹn, và những nạn nhân thoát chết trong gang tấc mọi người tràn ngập niềm vui, tràn ngập hạnh phúc. Nhưng khi đi kiểm tra lại đống tro tàn tìm những đốm lửa có thể gây cháy tiếp, thấy trong đống tro tàn những chiếc xe máy xe đạp trơ khung

đen xịt. Một nỗi buồn ùa đến ám ảnh các chiến sĩ chữa cháy.  

      Tuy mọi người và Hoàng đều biết thực chất cuộc chiến giữa con người với giặc lửa. Con người có sức mạnh đến mấy cũng không thể thắng giặc lửa. Khi nó đã thè lưỡi liếm vào đâu thì thế nào cũng gây thiệt hại cho con người không nhỏ. Biết vậy nhưng các chiến sĩ cứu hỏa vẫn gắng sức vào cuộc chỉến là để cố cứu được cái gì hay cái đó. Nhờ đó nỗi buồn mất mát được giảm bớt. 

     Vào phòng khách Hoàng hỏi

-Nhà em ở đâu?

-Dạ. Phố Núi Trúc ạ.

      -   Nhà em bị cháy? Năm tầng.

      -   Vâng

      -   Hôm ấy anh tìm thấy em ngất ở tầng bốn. Này anh hỏi: “Tai sao lúc mới cháy em không chạy xuống thoát ra ngoài đường mà lại chạy ngược lên để bị ngạt vì khói và khí độc?”

       -   Dạ. Đến bây giờ em cũng không hiểu tại sao em lại dốt thế. Chạy ngược lên... May các anh đến cứu....

      Hoàng nhận thấy khi cháy xảy ra, nạn nhân thường hoảng loạn không biết chạy thoát đường nào. Không biết cứu tài sản nào. Có khi lôi chổi cùn rể rách ra khỏi đám cháy. Còn của cải đáng giá để lại cho thần lửa. Anh cu này cũng vậy.

      Hoàng nhớ lại. Gần trưa hôm đó nhận được tin báo cháy ở phố Núi Trúc, Hoàng và đồng đội nhanh chóng có mặt. Tại hiện trường lửa từ tầng một nơi bán quần áo bừng bừng lan lên các tầng phía trên. Cột khói bốc cao hàng chục mét.

      Vừa xuống xe, Hoàng được dân ở đây cho biết có ba người bị mắc kẹt trong ngôi nhà. “Khói dày đặc thế kia nếu không nhanh họ không thể thoát bàn tay tử thần”. Nghĩ vậy Hoàng cùng hai đồng đội không sợ hiểm nguy, vận dụng nghiệp vụ đã được rèn luyện nhanh chóng xông vào cửa ngôi nhà đang bị lửa và khói bịt kín. Ba người mở đường máu chạy lên các tầng trên tìm kiếm,

      Lát sau hai chiến sĩ đưa hai nạn nhân ở tầng ba ra ngoài. Ở đây không có người thứ ba. Hoàng sục sạo các phòng tầng ba lần nữa. Không thấy.

     Thông thường lúc nguy nan nhất là cháy nhà, các nạn nhân hay túm tụm một chỗ để dựa vào nhau về mặt tinh thần. Hai ngưới đã được cứu. “Chắc họ nhớ nhầm. Không ai dại một mình tách ra chạy lên các tầng trên để hứng khói, khí độc theo hành lang bốc lên”. Hoàng lẩm bẩm.

     Khói mù mịt. Nhiệt độ khá cao, mọi vật và những bức tường nóng bỏng. Hoàng đã thấm mệt và khó thở. Nếu lên tầng trên sẽ không đủ sức. Chăng may xảy ra chuyện, đồng đội đến cứu, chắc Hoàng chỉ là cái xác đen xì nứt nẻ. Hoàng quả quyết:  “Chắc gì tin ba người mắc kẹt là đúng”.

      Đã có nhiều trường hợp người dân gọi 114 báo cháy sai lệch, không chính xác, không rõ ràng nên có trường hợp cháy một nơi, xe cứu hỏa đến một nơi khiến thiệt hại không nhỏ. Trong lúc hoảng loạn thường xảy ra như vậy. Hoặc báo cháy, khi lực lượng cứu hỏa đến thì không phải. Hậu quả của thói đùa cợt vô ý thức. . Có lẽ thông tin ba nạn nhân là do mọi người báo nhầm vì hoảng loạn. “Chắc chỉ hai nạn nhân”.

      Nghĩ vậy Hoàng quay người chạy xuống. Đến chiếu nghỉ cầu thang tầng ba

và hai, Hoàng thở dốc dừng lại nghỉ. Hoàng băn khoăn “Còn tầng bốn, tầng năm. Mình phải lên kiểm tra. Cứu người là mệnh lệnh là nhiệm vụ của lính cứu hỏa.

      “Thông tin ba nạn nhân mắc kẹt nhiều người nói không phải một người nói. Mình không thể vô trách nhiệm”. Như tỉnh cơn mê Hoàng chạy ngược lên tầng bốn. Mặc dầu lúc này Hoàng bắt đầu khó thở hơn.

      Trách nhiệm, nghĩa vụ cứu người bị nạn của chiến sĩ cứu hỏa đã khiến Hoàng không lùi bước. Trong ánh sàng lờ mờ bởi khói, Hoàng sục sạo, căng mắt tìm  khắp các phòng.

     Khói mịt mù. Chả phòng nào có cửa sổ để thoát khói. Đây là cái dở của loại nhà hộp ở thành phố. Vách sát vách. Phòng nào cũng như cái hộp kín mít chứa khói, chứa không khí nóng từ tầng dưới theo hành lang tràn vào và quẩn trong  phòng. Không thoát đi đâu được.

     Khói ở tầng một vẫn ùn ùn bốc lên theo đường cầu thang. Khói chui vào các phòng đen đặc hơn, Hoàng vẫn cố tìm nạn nhân thứ ba.

      Đã tìm kỹ các phòng đều không thấy, Hoàng thở phào nhẹ nhõm. Nóng. Ngột ngạt. Cần có khăn ướt lau mặt, lau kính mặt nạ để hạ nhiệt, Hoàng lần mò đến chiếc tủ đứng kê giáp đầu giường định lấy chiếc khăn đi dấp nước. Bất ngờ Hoàng vấp vào bàn chân của người thò ra khỏi gầm giường.

      Đã nhiều lần Hoàng xông vào lửa cứu nạn nhân. Có trường hợp phải bế nạn nhân đã chết ra khỏi đám cháy mà Hoàng không sợ. Lúc này Hoàng giật mình hoảng hốt lùi lại. Sau vài giây trấn tĩnh Hoàng cầm bàn chân kéo ra. Trong đám khói lờ mờ Hoàng nhận ra nạn nhân là một thanh niên mảnh mai chừng hai mươi tuổi tim đập yếu ớt. Không nghĩ đến bản thân đang khó thở vì khói, Hoàng nhường bình oxy cho nạn nhân, tiến hành sơ cứu tại chỗ. Nạn nhân đã phần nào hồi phục, Hoàng lấy lại bình oxy tranh thủ hít mấy hơi dài để lấy sức.

      Cầu thang quá hẹp. Để cõng được người bị nạn xuống, Hoàng phải bỏ bình oxy và những vật dụng bảo hộ lại trong phòng. Hoàng xốc nạn nhân lên lưng, nhanh chóng xuống tầng một thoat ra ngoài.

      Hoàng đã qua được tầng ba. Xuống đến tầng hai Hoàng đuối sức. Quá mệt. Đôi chân Hoàng gần như tê cứng không chịu nhúc nhích. Nạn nhân vẫn trên lưng Hoàng chậm chạp hạ từng bước chân xuống bậc cầu thang.

     Nếu lúc này Hoàng gục ngã, hai anh em sẽ chết cháy ở đây. “Mình hông thể chùn bước” Hoàng nghĩ. Rồi như  có sức mạnh vô hình nào đó thôi thúc, Hoàng lấy hết sức bình sinh đặt bàn chân vào từng nấc thang xuống tầng một ra đường.

       Chợt Hoàng thấy có luồng khí mát rượi tràn vào buồng phổi, thật sung sướng. Rồi Hoàng ngất đi, không còn cảm giác gì nữa.

       Tỉnh dậy, Hoàng thấy mình đang nằm trong phòng với bóng áo trắng lúi húi bên xe thuốc. Hoàng đoán mình được đồng đội đưa vào bệnh viện cấp cứu. Lát sau đội trưởng đi vào.  Hoàng hỏi trong hơi thở còn yếu:

-Thằng bé thế nào rồi anh?

-Gia đình đưa đi cấp cứu ở Bạch Mai. Nghe nói cũng hồi phục rồi

    Trên khuôn mặt còn mệt mỏi, Hoàng nở nụ cười rạng rỡ hạnh phúc.

                                                                 *

      Hôm nay thằng bé ngồi trước mặt Hoàng. Khỏe khoắn, trắng trẻo, đẹp trai.

“Thì ra hôm ấy mình cõng anh chàng này”. Hoàng hỏi.

      -    Em đang theo học?

-Dạ. Sinh viên  năm thứ hai trường Đại Học Sư phạm.

-Em uống nước đi. Giờ sức khỏe ra sao?

-Dạ! Em khỏe ạ. Em còn sống là nhờ các anh. Em khỏe là nhờ Trung tâm  Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.... Bố em bảo thế và...

-Anh chúc mừng em và gia đình.

-Dạ! Bố em cảm ơn các anh và bảo em chuyển cái này để anh xem ạ.

      Giang đưa chiếc điện thoại thông mình cho Hoàng. “Ở đây có mạng không anh? Cho em mật khẩu. Đợi em mở đã. Đây anh xem trang này”.

       Đỡ chiếc điện thoại, thấy trên trang Facebook có nick Thanh Viet Nguyên Hoàng hỏi “nick này của ai?”.  “Của bố em ạ”. “Để anh xem bố em viết gì nào?”

       Chả biết từ lúc nào, mấy anh bạn của Hoàng đã đến phòng khách nghe chuyện của Hoàng và Giang. Một anh bảo:

       -    Ông đọc to lên bọn này nghe với.

     Hoàng đọc to “Đây là vị thần đã đến để cứu con trai tôi, một điều lạ đến khó tin. Tên anh là “Ngọc Hoàng”. Cám ơn anh và cả đội rất nhiều, khi con trai tôi ra viện, nhất định tôi sẽ gặp anh và toàn đội PCCC, những người đã lao vào khói lửa hôm đó để nói ngàn lời cảm ơn”

      Mấy anh em vỗ tay rầm rầm, nét mặt rạng rỡ hạnh phúc. Mọi người cảm động vì nick trên đã có lời chia sẻ, động viên những người lính cứu hỏa không sợ hy sinh tính mạng cứu nạn nhân khỏi tay thần lửa. Hoàng xúc động chưa kịp nói gì. Anh bạn vui vẻ nói to

       -    Đây. Ảnh bọn mình đang cầm lăng phun nước. Còn ảnh này Trung úy Vũ Ngọc Hoàng cõng anh cu  Giang. Trông mặt mũi kìa...

       Mọi người truyền tay nhau xem ảnh. Trong ảnh Hoàng mặt mũi đen nhẻm vì khói. Mệt nhọc. Trên lưng là anh chàng đang ngồi trước mặt mọi người.

       Mặc dù đang lo lắng tình trạng sức khỏe của con mình. Nhưng bố Giang đã nhanh tay ghi lại được bức ảnh cực kỳ hiếm. Trng úy  Cảnh sát chữa cháy đang cõng cậu bé nằm bẹp trên lưng. Mặt tái mét mhem nhuốc bụi khói. Hai tay thõng thượt.

      Tiếp theo là những lời bình luận. Ai ai cũng bày tỏ sự nể phuc và cảm đông trước gương dững cảm quên thân vì nhiệm vụ của các chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy và cá nhân Hoàng

       Trong giây phút vui mừng Giang bẽn lẽn nói:

-thưa các anh. Em muốn có một pô ảnh kỷ niệm với anh Hoàng, người đã cứu sống em.

-Chụp ảnh với anh hả.   –Hoàng vui vẻ-  Nào ta làm một kiểu..

-Vâng. Anh Hoàng ơi. Chỗ này đẹp nhất.  -Giang đưa điện thoại nhờ một anh chụp hộ, nói tiếp-  Anh Hoàng đứng chỗ này ạ. Khi nào em hô thì anh bấm thật nhanh. Phải nhanh tay cơ... Nào....Hai....ba.

     Tối đó trên trang Facebook nick Thanh Viet Nguyen có bức ảnh cậu bé Nguyễn Hoàng Giang cõng Trung úy cứu hỏa Vũ Ngọc Hoàng, Sau lưng hai

người là chiếc xe cứu hỏa đỏ rực rỡ làm nền. Dưới tấm ảnh ghi:

       “Em Nguyễn Hoàng Giang trú tại Hà Nội (là nạn nhân của một vụ cháy được Trung úy Cảnh sát chữa cháy cõng ra ngoài thoát chết) đã đến Đội Cứu hỏa cõng Trung úy Vũ Ngọc Hoàng cán bộ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Đống Đa thành phố Hà Nội”.

     Bức ảnh với lời ghi chú trên  khiến cư dân mạng xúc động nghẹn ngào. Việc nạn nhân Nguyễn Hoàng Giang cõng Trung úy Cảnh sát chữa cháy Vũ Ngọc Hoàng như một lời cảm ơn sâu sắc đặc biệt.

      Xem bức ảnh trên trang Facebook kèm những lời ca ngợi mình, Hoàng cảm động nhờ trang Facebook gửi tới cư dân mạng lới tâm sự: “Cám ơn cộng đồng cư dân mạng. Tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất làm sao cứu được người bị nạn ra khỏi đám cháy. Trong hoàn cảnh như vậy, không chỉ riêng tôi mà tất cả các chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đều có hành động như vậy”.

    Đôi lúc ngắm hai bức ảnh Hoàng nghĩ: “Nếu lúc đang mỏi mệt đứng ở chiếu nghỉ cầu thang, mình chỉ nghĩ đến bản thân, buông lỏng trách nhiệm hàng đầu của người chiến sĩ cứu hỏa là phải cứu người, và mình không quay lên tầng bốn thì...”. Hoàng rùng mình không dám nghĩ tiếp nữa...

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Bí mật phía sau hai bức ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO