BHXH Việt Nam và Bộ Y tế: Phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

Theo BHXHVN| 25/10/2018 21:47

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn và Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn đồng chủ trì Hội nghị.

BHXH Việt Nam và Bộ Y tế: Phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

Toàn cảnh Hội nghị.

Hội nghị nhằm phổ biến, giới thiệu một số điểm mới quan trọng của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Tham dự Hội nghị có: Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và BHXH Việt Nam; lãnh đạo các Sở Y tế, BHXH và Bệnh viện tuyến trên thuộc các tỉnh, thành khu vực phía Bắc; lãnh đạo các Bệnh viện tuyến Trung ương tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, những năm qua, quá trình thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống chính sách pháp luật về BHYT ngày càng được hoàn thiện, cùng với sự nỗ lực trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHYT của các địa phương, đơn vị đã tác động tích cực đến công tác BHYT ở Việt Nam và đạt được những kết quả tích cực. Hiện, tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt 87% dân số; tỷ lệ đóng góp từ quỹ BHYT trong tổng chi y tế tăng qua các năm;… Theo đó, quỹ BHYT đã đóng góp phần quan trọng trong tổng nguồn tài chính cho y tế, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, từng bước bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cũng cho biết, qua thực tiễn triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Vì vậy, sau quá trình xây dựng công phu, xin ý kiến rộng rãi các bên liên quan, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT nhằm thay thế Nghị định 105/2014/NĐ-CP, với mục tiêu cập nhật chính sách cho phù hợp với tình hình mới; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong thực tế hoạt động suốt thời gian qua.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Vụ BHYT (Bộ Y tế) đã phổ biến, giới thiệu một số điểm mới quan trọng của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP như: Bổ sung một số đối tượng tham gia; quy định tham gia theo hộ gia đình, không bắt buộc tham gia cùng thời điểm; quy định chi tiết hồ sơ, điều kiện, nội dung và mẫu hợp đồng KCB BHYT; bỏ quy định giao quỹ KCB BHYT cho cơ sở KCB (kể cả Trạm y tế xã) thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB BHYT; bổ sung quy định mới về ứng dụng CNTT trong quản lý KCB BHYT…

Trong chương trình Hội nghị, đại diện các cơ sở y tế cũng đã nêu ra một số vướng mắc cụ thể về: Nội dung, quy trình và thẩm quyền giải quyết vướng mắc trong KCB BHYT; việc cung cấp, trao đổi, sử dụng dữ liệu điện tử KCB BHYT;… đồng thời cũng cùng nhau chia sẻ, thảo luận cụ thể nhằm tìm ra các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT trong thời gian tới.

BHXH Việt Nam và Bộ Y tế: Phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Trao đổi và giải đáp về những vướng mắc mà các đại biểu đưa ra, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, có một số vướng mắc có thể xử lý được ngay vì đã có các văn bản, hướng dẫn. Nhưng cũng có những vướng mắc liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các Luật, đòi hỏi cần phải có thời gian sửa đổi. Theo đó, Thứ trưởng cho rằng, điều tiên quyết có thể làm được ngay chính là lãnh đạo các Sở Y tế, các cơ sở KCB phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý, sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả quỹ BHYT. Đơn cử như từ việc sử dụng thuốc, vật tư, chỉ định xét nghiệm,… từ đó thường xuyên nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình sử dụng quỹ BHYT để điều hành hợp lý. Do đó, khâu quản lý dữ liệu KCB BHYT là rất quan trọng.

Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cũng cho biết, qua khảo sát tình hình thực hiện chính sách BHYT tại một số địa phương cho thấy, không ít lãnh đạo Sở Y tế chưa tiếp cận, chưa sử dụng hiệu quả tài khoản truy cập Hệ thống Thông tin giám định BHYT của Ngành BHXH. Trong khi đó, về phía Bộ Y tế lại chưa đủ nguồn lực để thực hiện được kho dữ liệu KCB tương tự như của Ngành BHXH.

“Không có số liệu thì rất khó quản lý, điều hành hợp lý. Trong khi đó, số liệu trên Hệ thống Thông tin giám định BHYT của Ngành BHXH rất đầy đủ. Đây là công cụ hữu hiệu, cần được các cơ sở y tế, Sở Y tế tại các địa phương áp dụng, thường xuyên theo dõi hệ thống số liệu này để kịp thời phát hiện những bất thường về chi phí KCB, tình hình dịch bệnh, xu hướng sử dụng thuốc, vật tư y tế… trên địa bàn. Qua đó, sẽ đưa ra được những giải pháp, kế hoạch quản lý, xử lý phù hợp, kịp thời trên tinh thần lấy người bệnh là trung tâm, thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT”, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh.

Về phía cơ quan BHXH, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn mong muốn, cơ quan BHXH các cấp thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các cơ sở KCB trong việc thực hiện KCB BHYT, chia sẻ thông tin kịp thời về tình hình sử dụng quỹ BHYT… cùng Ngành Y tế chăm sóc tốt sức khỏe cho người bệnh, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT.

*** Trước đó, vào ngày 22/10, tại Tp.Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam./.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Sao Mai Huyền Trang ra MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác Hồ
    Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sao Mai Huyền Trang vừa phát hành MV mang tên "Nợ ân tình để tìm hình của nước" của nhạc sỹ Võ Thế Hùng, lời thơ Nguyễn Đăng Quang. MV do đạo diễn Dương Lan Hương thực hiện.
  • Bảy đóa sen “bung nở” giữa dòng Hương Giang mừng Đại lễ Phật đản
    Đón mừng Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hạ thủy 7 đóa hoa sen ra giữa dòng sông Hương thơ mộng.
  • “Dạ Lan Canh”: Hòa mình vào không gian hát quan họ cổ xứ Kinh Bắc
    Tối 13/5, Little Stars – nhóm sinh viên chuyên ngành Quản trị Sự kiện thuộc Khoa Du lịch học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức sự kiện Talkshow & Biểu diễn nghệ thuật “Dạ Lan Canh”.
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé,
  • Công an quận Tây Hồ: Điểm sáng trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân quận Tây Hồ với người dân trên địa bàn Thủ đô.
  • Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024
    Chiều 13/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức phát động Festival Mỹ thuật trẻ năm 2024.
  • Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"
    Triễn lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc về 54 dân tộc Việt Nam đến với công chúng trong nước và ngoài nước.
BHXH Việt Nam và Bộ Y tế: Phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO