Văn hóa – Di sản

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận hai bức tranh cổ quý hiếm của dân tộc Sán Dìu

Nguyễn Lâm 14:24 23/01/2025

Ngày 22/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tiếp nhận hai tác phẩm mỹ thuật cổ, do nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ trao tặng.

47.jpg
Hai tác phẩm có giá trị cao của mỹ thuật dân gian Việt Nam. (Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Hai bức tranh cổ quý hiếm của dân tộc Sán Dìu là “Thiên thượng đồ” và “Cung nghênh Phật giá” vừa được nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ trao tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Hai bức tranh cuộn trục khổ dọc, được vẽ bằng màu tự nhiên trên giấy Dó, có niên đại khoảng đầu thế kỷ XX.

Bức “Thiên thượng đồ” dài 13m và rộng 26cm, có niên đại khoảng đầu thế kỷ XX. Đây là loại tranh cầu dài hiếm gặp, với bố cục chặt chẽ, nét vẽ thanh thoát và màu sắc tươi sáng, mô tả các tầng không gian từ địa ngục đến thiên giới. Bức tranh được đánh giá có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cao.

Bức thứ hai “Cung nghênh Phật giá”, cũng là tranh thờ cuộn trục khổ dọc, hình vẽ đẹp, màu sắc tươi, giấy nhuốm màu thời gian… bức tranh diễn tả sự tích người dân đón chào các đức Phật.

Theo nhà nghiên cứu tranh dân gian Phan Ngọc Khuê, Thiên thượng đồ mang ý nghĩa tiễn người đã khuất về trời, còn Cung nghênh Phật giá tượng trưng cho việc đón Phật xuống trần. "Hai bức tranh là bách khoa toàn thư về thế giới tâm linh của người Sán Dìu, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đời sống văn hóa, tín ngưỡng của họ", ông Khuê nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận hai bức tranh cổ quý hiếm của dân tộc Sán Dìu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO