z5714318024392_a76e591fd1bd34f26e59eeb07aa166ad.jpg
tinh-hoa111-2-.jpg
t1111(2).jpg

Những hình múa được chạm khắc trên bệ đá, gỗ cùng các hoa văn trên trống đồng là những minh chứng cho lịch sử của múa cổ Hà Nội. Qua các hoa văn hình múa trên trống đồng (trống đồng Cổ Loa và trống đồng Miếu Môn), cùng nhiều tư liệu thành văn khác, các nhà nghiên cứu đã khẳng định sự tồn tại của múa cổ ở vùng đất Kinh đô Thăng Long xưa cũng như ý nghĩa của loại hình nghệ thuật múa này.

xam-3(1).jpg

Theo sách “Bách khoa thư Hà Nội” (Nxb Thời đại, 2010), Thăng Long - Hà Nội từng là trung tâm hội tụ và lan tỏa nghệ thuật múa của cả nước. Những giáo vũ cũng được tập trung ở Thăng Long ca vũ địa này.

Thời Trần nổi lên một tài năng sáng tác múa là Chiêu minh vương Trần Quang Khải - tác giả của điệu múa bài bông được sử sách nêu tên và tác phẩm của ông còn lưu truyền tới đời sau; Nguyễn Thị (Tú Vân phu nhân) giỏi về múa hát và thơ văn. Ngoài ra, còn có những người hát hay múa giỏi như đào Thị, đào Hoa, đào Huệ.

vua-minh-mang-9759-1643343537(1).jpg

Thời Lê, câu chuyện múa hát khúc “Đại thực” (Đại thạch) vào dịp lễ Thánh đản vua Lê Thần Tông chứng tỏ nghệ thuật hát múa của các nữ nhạc có sức hấp dẫn với đông đảo công chúng trong cung vua. Thời Nguyễn, từ đời vua Minh Mạng, các nghệ nhân múa nổi tiếng ở Hà Nội đã được mời vào cung đình Huế biểu diễn phục vụ các đại khách như Vạn Thọ.

t222222222222(1).jpg

Đặc điểm lịch sử địa lí và vị thế chính trị của Hà Nội xưa và nay đã tạo điều kiện cho sự hình thành một vùng văn hóa múa ở đất Kinh kỳ. Theo cố NSND Lê Ngọc Canh, Hà Nội có tới gần 100 điệu múa cổ, chia thành các thể loại: múa dân gian, múa tôn giáo, múa cung đình, múa tín ngưỡng và múa sân khấu. Múa dân gian có vai trò quan trọng trong các hình thái múa, là cơ sở để phát triển các hình thái múa khác. Nhiều trường hợp múa dân gian tham gia vào các hình thái múa cung đình, múa tôn giáo, múa tín ngưỡng và các nghi lễ. Ngược lại, có một số điệu múa từ cung đình và các nghi lễ trở về với dân gian.

thiet-ke-chua-co-ten-1-.jpg

Múa dân gian Hà Nội mang những nét chung của múa dân gian vùng đồng bằng Bắc bộ đó là thường gắn với các lễ hội dân gian, đặc biệt là hội làng. Theo tục thờ Thành hoàng, hằng năm có tế lễ ở đình với các múa lễ thức. Hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì) có mùa bồng; hội làng Yên Phụ (Tây Hồ) có múa trống ngũ lôi; hội làng Phù Đổng (Gia Lâm) có múa cờ lệnh, múa hổ; hội làng Lệ Mật (Long Biên) có múa rắn; hội làng Hồ Khẩu (Tây Hồ) có múa chèo cạn; hội làng Mọc (Thanh Xuân) có múa chén…

Điệu múa cổ tứ linh không chỉ mang vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng, mà còn là một thực thể đang lưu giữ những giá trị văn hiến của Thăng Long - Hà Nội cần được sự quan tâm bảo tồn và phát triển

Tuy nhiên, múa dân gian Hà Nội còn mang những nét riêng của vùng đất Thăng Long được thể hiện qua nội dung và cả hình thức nghệ thuật. Nhiều điệu múa dân gian ở Thăng Long mang nét riêng, độc đáo mà không nơi nào có được, ví như điệu múa nói về thần tích của những người có công cứu nước, dạy dân làng làm nghề (múa cờ lệnh trong hội Gióng, múa rắn của hội làng Lệ Mật, múa rồng lửa ở làng Khương Thượng).

tric.png

PGS.TS Đỗ Thị Hảo nhận định: “Múa dân gian chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lễ hội truyền thống nói chung, đặc biệt là Hà Nội nói riêng . Bởi lẽ, thông qua những điệu múa, động tác múa, cuộc sống đời thường của người dân được phản ánh một cách sinh động và thân thuộc. Những điệu múa phản ánh sinh hoạt của nhà nông ở các làng xã Thăng Long - Hà Nội rất phong phú, đa dạng”. Bà minh chứng cho nhận định này từ trò múa canh công trong hội làng Cư An, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh; màn múa cởi vú mo ở làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội; rồi múa chèo thuyền trong hát tàu tượng ở Tân Hội, Đan Phượng…

Múa Lục Cúng là sản phẩm của Phật giáo, được sử dụng vào dịp lễ Phật Đản, lễ Vu Lan bồn, lễ khánh thành chùa, lễ hô thần nhập tượng, thể hiện lòng tôn kính dâng lên Tam Bảo

Sự phong phú đa dạng của nghệ thuật múa cổ Hà Nội còn thể hiện rõ nét trong múa tín ngưỡng, múa cung đình. Múa tín ngưỡng của người Việt nói chung, người Thăng Long - Hà Nội nói riêng đều có chung cội nguồn là múa trong tín ngưỡng hầu đồng, thờ cúng thần linh, thành hoàng. Hình thái múa này không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về hình thức. Có thể kể tới múa lên đồng (múa mồi, múa chèo đò, múa quạt, múa cung, múa kiếm, múa thanh long đao); múa chạy đàn, lục cúng, phát tấu… rồi các trò múa tôn giáo nhà Phật như: giáo đò, trò mục liên…

Nghiên cứu sâu về nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội, cố NSND Lê Ngọc Canh đã chỉ rõ những đặc điểm riêng biệt của hình thái múa cung đình. Hình thái múa này, theo ông có từ thời Lý. Khi Thăng Long không còn là kinh đô (vào thời Nguyễn) thì múa cung đình lại được sử dụng trong hát cửa đình. Múa cung đình phát triển theo hướng bác học, thường được trình diễn trong những nghi lễ: tế trời, mừng sinh nhật, chúc thọ vua, chúa, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng thái phi và mừng chiến thắng lễ khao quân. Ngoài ra, múa cung đình còn được trình diễn trong các dịp tiếp sứ thần, cưới xin, ma chay các vương giả… Múa cung đình Thăng Long - Hà Nội không nhiều, hiện còn lưu giữ trong sử sách và hiện tại có một số điệu múa vẫn được duy trì như múa bài bông, múa tứ linh…Trên cơ sở các khảo cứu về nghệ thuật múa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội. Đó là sự đa thể loại, đa tính cách, nội dung phong phú và mang tính cách điệu cao.

xam-2-.jpg

Ngoài ra, múa cung đình còn được trình diễn trong các dịp tiếp sứ thần, cưới xin, ma chay các vương giả… Múa cung đình Thăng Long - Hà Nội không nhiều, hiện còn lưu giữ trong sử sách và hiện tại có một số điệu múa vẫn được duy trì như múa bài bông, múa tứ linh…Trên cơ sở các khảo cứu về nghệ thuật múa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội. Đó là sự đa thể loại, đa tính cách, nội dung phong phú và mang tính cách điệu cao.

t33333333333(1).jpg
z5726791019229_e38f4ec641c73078fe96215279165f3e.jpg

Múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội là một thành tố không thể thiếu trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội; phản ánh đời sống tinh thần của người dân, thể hiện thế giới quan của con người về vạn vật, đặc biệt là những quan niệm trong đời sống, tín ngưỡng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, loại hình nghệ thuật này đã góp phần tạo thành mạch nguồn văn hóa đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội.

lan-to-loc(1).jpg

Cố GS. Lâm Tô Lộc khi nghiên cứu về nghệ thuật múa ở Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã nhận định: “Như những loại hình nghệ thuật khác, múa dân tộc tự khẳng định bằng sự đa dạng phong phú và trở thành một nhu cầu của đời sống tinh thần của người thượng kinh. Nó được sân khấu kịch hát dân tộc Việt sử dụng làm một trong những phương tiện để: minh họa lời hát, khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện không gian và thời gian hành động. Với tính chất một nghệ thuật - thành tố, múa góp phần hữu hiệu vào việc tạo ra đặc tính của từng loại hình kịch hát tuồng, chèo…”

yen-lac-moi.jpg

Theo PGS. TS. NSND Ứng Duy Thịnh, múa cổ thực sự đi vào đời sống của con người, là giá trị văn hóa của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung. Việc múa cổ Hà Nội tồn tại cho đến ngày nay qua các bước tinh lọc của lịch sử càng thấy hết giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội. Múa cổ được cất giữ và tồn tại qua con người lao động, trong tâm thức thiêng liêng của không gian thờ cúng. Múa cổ góp phần làm cho cộng đồng có quan hệ gần gũi hơn trên tinh thần tự giác, tự nguyện; đồng thời mang ý nghĩa giáo dục con người trong việc vươn tới cái đẹp, cái thiện…

thiet-na-dao-dou-bai-dang-facebook-3.png

“Khi khán giả có cơ hội thưởng thức các điệu múa cổ, từ cách biểu hiện, kiểu cách, màu sắc trang phục, đạo cụ, đặc biệt là ngôn ngữ, động tác sẽ thấy một cảm giác gần gũi, thân thiện và thấm đẫm văn hóa dân tộc. Ngoài yếu tố phục vụ cho tín ngưỡng, múa cổ còn có tính trình diễn, tính thẩm mỹ cao. Việc nhận diện, bảo tồn và lan tỏa các điệu múa cổ là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng để giữ gìn nét đẹp riêng có của mảnh đất ngàn năm văn hiến này”, PGS.TS.NSND Ứng Duy Thịnh khẳng định./.

z5722984486609_c20f155de64a1dea1f1afe0841c149c6.jpg

Nội dung: Gia Phú/ Thiết kế: Bùi Hải

01/08/2024 14:05

Bài liên quan
  • Tây Hồ sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn của Thủ đô
    Tây Hồ được biết đến là trung tâm văn hoá – du lịch của thủ đô. Để khai thác và phát huy tối đa nguồn lực văn hóa đa dạng này, quận đã và đang triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh phù hợp với mục tiêu, định hướng đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
(0) Bình luận
  • Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả
    Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây đã có bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” với những yêu cầu, giải pháp cấp bách thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận được sự quan tâm và đồng tình của các cán bộ, đảng viên trên khắp cả nước, kỳ vọng chủ trương của Đảng và sự quyết liệt của người đứng đầu trong thực hiện sẽ làm bộ máy thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Bài 1: Tinh hoa múa cổ đất kinh kỳ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO