9 nhóm biện pháp hiệu quả cho dự án Vành đai 4

kinhtedothi| 28/06/2022 14:37

Tại Kỳ họp thứ 3 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội....

Đây là dự án có quy mô rất lớn, trải dài qua nhiều tỉnh, TP với những đặc thù khác nhau; muốn triển khai hiệu quả dự án cần tập trung vào 9 nhóm biện pháp chính.
Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4.
Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4.

Không ít khó khăn

Việc triển khai dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ và hỗ trợ rất thiết thực, mạnh mẽ của Quốc hội, Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan. Hà Nội với vai trò đầu tàu, cùng với các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh cũng đã thể hiện quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ trong suốt thời gian qua nhằm chuẩn bị cho dự án.

Cụ thể, Quốc hội đã ra nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án; Chính phủ cũng đã có Văn bản số 3853/VPCP - CP ngày 23/6/2022 giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội xây dựng Nghị quyết của Chính phủ, trình Chính phủ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án, để cụ thể hóa các nội dung cũng như phân công tổ chức triển khai thực hiện.

Một số cơ chế chính sách quan trọng, có tính đặc thù riêng, góp phần thúc đẩy tiến độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án đã được Quốc hội thông qua. Ví dụ như việc chia thành 7 dự án thành phần với cơ cấu nguồn vốn khác nhau; cho phép chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cho phép chuyển mục đích sử dụng của khoảng 816ha đất trồng lúa phục vụ dự án...

Việc giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư cũng như xây dựng đường gom song hành được tách thành các dự án riêng và giao cho TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện tương ứng với các đoạn qua địa bàn phụ trách. UBND TP Hà Nội được giao chủ trì triển khai dự án thành phần đường cao tốc (theo hình thức BOT) trên toàn tuyến.

Các chuyên gia, kỹ sư và nhà thầu trong nước hoàn toàn có thể làm chủ dây chuyền, công nghệ, kỹ thuật để triển khai dự án từ khâu thiết kế đến triển khai thi công, nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Đây là dự án có quy mô rất lớn, trải dài qua nhiều địa bàn với địa hình, địa chất khác nhau. Khối lượng đào đắp, GPMB lớn.

Sơ bộ tính toán tổng khối lượng GPMB toàn tuyến khoảng 1.341ha; khối lượng đào tương ứng với khối lượng đất xả thải khoảng 2,3 triệu mét khối, trong đó riêng Hà Nội vào khoảng 1,06 triệu mét khối. Khối lượng đắp nền khoảng 12,87 triệu mét khối, riêng Hà Nội khoảng 5,83 triệu mét khối.

Mặt khác, dự án Vành đai 4 có giao cắt với nhiều tuyến đường quan trọng đang được khai thác sử dụng, đòi hỏi vừa phải thi công khớp nối, vừa đảm bảo khai thác vận hành tại hơn 25 nút giao với đường chính, 8 nút giao liên thông.

Nhiều công trình vượt sông có quy mô lớn cần triển khai đầu tư như cầu Hồng Hà, Mễ Sở (vượt sông Hồng); cầu Hoài Thượng (vượt sông Đuống). Khi triển khai thực hiện phải tiến hành thi tuyển kiến trúc công trình cầu cũng như phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống lũ, đê điều theo quy định.

Lượng người dân chịu ảnh hưởng khi triển khai dự án không nhỏ, việc tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị thu hồi đất là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của dự án.

9 nhóm giải pháp

Với các dự án hạ tầng, công tác chuẩn bị có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đại dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô lại càng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản hơn gấp bội. Để triển khai thuận lợi dự án ngay từ bước đầu, Hà Nội cũng như các địa phương khác cần tập trung vào 9 nhóm giải pháp.

Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành.
Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành.

Một là tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến người dân, đặc biệt người dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án, nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ sâu rộng trong công tác GPMB, thực hiện dự án.

Hai là, chuẩn bị tốt và đầy đủ quỹ nhà, quỹ đất tái định cư do dự án. Đây là việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, cần làm ngay mới theo kịp tiến độ chung của dự án. Các địa phương cần đa dạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, đảm bảo nguyên tắc sau khi tái định cư, cuộc sống của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Lưu ý khi tái định cư phải phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa, sinh hoạt của người dân.

Ba là khẩn trương hoàn thiện việc xác định phạm vi chỉ giới đường đỏ toàn tuyến, tổ chức cắm mốc giới, công bố công khai cho người dân được biết. Chỉ giới đường đỏ phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến; hạn chế tối đa GPMB, tái định cư. Hạn chế ảnh hưởng đến các công trình văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng; đảm bảo yêu cầu về đê điều, phòng chống lũ đối với những đoạn tuyến vượt sông. Xác định cụ thể ngay phạm vi, hình thái các nút giao thông của toàn bộ dự án, bao gồm cả hai giai đoạn để phục vụ công tác cắm mốc, GPMB một lần.

Bốn là xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể cho toàn bộ quá trình triển khai các dự án thành phần; có cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.

Năm là tổ chức triển khai ngay việc thi tuyển kiến trúc đối với các công trình cầu lớn vượt sông như: Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng, làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo.

Sáu là xác định các vị trí tập kết, xả thải vật liệu đào của dự án đồng thời phải xác định được nguồn vật liệu đắp, đảm bảo cung ứng, đáp ứng đủ số lượng, trữ lượng, chất lượng cho dự án. Việc chuẩn bị sẵn nguồn cung sẽ giúp tránh tối đa hiện tượng đội giá, thiếu thốn vật liệu đắp như tuyến cao tốc Bắc - Nam đang triển khai hiện nay.

Bảy là có định hướng bảo vệ, sử dụng hiệu quả phần hành lang dự trữ cho đường sắt sau khi GPMB, nghiên cứu trồng cây xanh tạo cảnh quan hoặc một số vị trí thích hợp có thể xem xét bố trí tạm thời các bãi đỗ xe phục vụ người dân.

Tám là rà soát, hoàn thiện bổ sung, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2021 - 2025 cũng như hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng 816ha đất lúa theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua làm cơ sở triển khai dự án.

Chín là tổ chức giám sát chặt chẽ, toàn diện quá trình triển khai dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, chú trọng đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng. Nghiên cứu xem xét, đề xuất phối hợp với Kiểm toán Nhà nước để thực hiện việc kiểm toán trong toàn bộ quá trình thực hiện, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có hiệu quả.

(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
9 nhóm biện pháp hiệu quả cho dự án Vành đai 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO