Thế giới điện ảnh

7 phim kinh dị Việt sẽ có mặt ở hội chợ Marché du Film trong khuôn khổ LHP Cannes 2024

Việt Thương 15/05/2024 20:46

Hội chợ Marché du Film của Liên hoan Phim Cannes năm 2024 sẽ có sự xuất hiện của 7 tựa phim giật gân, kinh dị từ Việt Nam.

kah_bts_phuctrang16.png.jpg
Cảnh trong phim Kẻ ăn hồn - một trong những phim tham dự Hội chợ Marché du Film của Liên hoan Phim Cannes năm 2024.

Mùa giải thứ 77 của Liên hoan phim Cannes vừa khai màn tại Pháp vào chiều 14/5 (theo giờ địa phương), sẽ kéo dài trong 12 ngày tới. Trong ngày khai mạc, các ngôi sao như Meryl Streep, Anya Taylor-Joy... gây chú ý trên thảm đỏ. Ban giám khảo của sự kiện điện ảnh quốc tế này bao gồm 8 thành viên, là những nhà biên kịch, nhiếp ảnh gia, diễn viên, nhà sản xuất nổi tiếng.

Theo Variety, một số phim kinh dị Việt sẽ có mặt ở hội chợ Marché du Film trong khuôn khổ LHP Cannes năm 2024, bao gồm Linh miêu (đạo diễn Lưu Thành Luân), Cô dâu hào môn (Vũ Ngọc Đãng), Nhà gia tiên (Huỳnh Lập), Đèn âm hồn (Hoàng Nam), Án mạng lầu 4 (Nguyễn Hữu Tuấn), Con Cám Kẻ ăn hồn (Trần Hữu Tấn).

Trong số này, Linh miêu là phim thứ hai của Lưu Thành Luân, người đã thành công rực rỡ với Quỷ cẩu cuối năm 2023, đầu 2024 (thu 108,5 tỷ đồng).

Kẻ ăn hồn gây chú ý trong nước, được các trang báo quốc tế nhắc đến như một hiện tượng phim kinh dị tại Việt Nam (thu khoảng 80 tỷ đồng trong và ngoài nước). Con cám là dự án tiếp theo từ bộ đôi nhà sản xuất-đạo diễn của Kẻ ăn hồn được kỳ vọng sẽ nối tiếp thành tích của phim trước.

2 phim Con cám Linh miêu đã được bán cho thị trường Lào và Campuchia, riêng Con cám sẽ xuất hiện thêm ở Đài Loan (Trung Quốc).

Giống 3 phim trên, Nhà gia tiênĐèn âm hồn cũng sẽ khai thác yếu tố tâm linh, quỷ dị trong đời sống dân gian người Việt xưa và nay.

Bên cạnh đó có phim mang hơi thở hiện đại gồm Cô dâu hào môn của Vũ Ngọc Đãng, xoay quanh thân phận người phụ nữ trong xã hội, có Huỳnh Uyển Ân, em gái Trấn Thành trong vai chính; và phim Án mạng lầu 4 mượn kịch bản phim Israel - Melbourne - với sự góp mặt của nữ ca sỹ nổi tiếng một thời Lương Bích Hữu.

Nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt nhận định khoảng 5 năm trở lại đây, xu hướng làm phim dựa trên những câu chuyện dân gian, truyền thuyết đô thị dần rõ nét trên màn ảnh rộng. Từ Bắc Kim Thang cho đến Kẻ ăn hồn… hay sắp tới là Linh miêu, Đèn âm hồn… đều dựa trên rất nhiều tích dân gian.

"Phim kinh dị - tâm linh rõ ràng luôn có một chỗ đứng nhất định trong thị hiếu của khán giả ra rạp, bất kể là mùa phim nào trong năm. Thể loại này cũng có mức đầu tư kinh phí sản xuất tương đối thấp nhất. Ngoài ra, với việc phát triển các web phim trực tuyến có thu phí, phim kinh dị - tâm linh cũng được xem là phim dễ bán nhất so với các dòng phim khác", anh Phong Việt nói.

Hội chợ Marché du Film ở Cannes là cơ hội để các nhà làm phim Việt tìm kiếm các đối tác phù hợp, từ đó bán phim ra nước ngoài. Đây là một trong những hội chợ điện ảnh lớn nhất thế giới, với hàng trăm gian hàng cùng hơn 1.000 đại diện phát hành phim từ khắp các quốc gia trên thế giới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
7 phim kinh dị Việt sẽ có mặt ở hội chợ Marché du Film trong khuôn khổ LHP Cannes 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO