Sự kiện & Bình luận

220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử

Hương Giang 23/04/2024 20:20

Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học… đóng góp nhiều ý kiến về nguồn gốc và ý nghĩa của hai tiếng “Việt Nam” tại Hội thảo Khoa học với chủ đề “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804-2024) tại TP Huế.

438680106_1528049878055151_1891732285038547726_n.jpg
Toàn cảnh Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804-2024) tại TP Huế (ảnh: VTH).

Ngày 23/4, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804-2024)" tại TP Huế.

Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, vừa biểu thị chủ quyền lãnh thổ vừa thể hiện các yếu tố hợp pháp về chính trị, luật pháp, quân sự, văn hóa, ngoại giao. Trong lịch sử nước ta, tên gọi Việt Nam đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa phải là quốc hiệu chính thức. Chính thức là phải đến năm Giáp Tý, ngày Đinh Sửu, 17/2 (tức 28/3/1804) khi vua Gia Long làm lễ Khánh an kính cáo ở Thái miếu (Hoàng thành Huế) đặt tên nước là Việt Nam.

Dưới triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam được duy trì gần 4 thập kỷ qua 2 đời vua Gia Long và Minh Mạng. Đến năm Minh Mạng thứ 19 (1838) đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang Đại Nam. Ngày 2/9/1945 Cách mạng Tháng Tám thành công và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hội thảo Khoa học với chủ đề “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804-2024) đã nhận được 26 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học với nhiều nội dung nghiên cứu phong phú, đa dạng, chuyên sâu và đầy tâm huyết giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của hai tiếng “Việt Nam”. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu và đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến đóng góp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề như ý nghĩa quốc hiệu đất nước qua các thời kỳ và vị thế của Việt Nam qua những lần thay đổi quốc hiệu, quốc hiệu gắn với sự phát triển của đất nước…

438652480_1528049841388488_4815773680235488733_n.jpg
Nhiều ý kiến được các đại biểu đưa ra thảo luận về quốc hiệu "Việt Nam" (ảnh: VTH).

Theo Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Tiến Dũng cho biết, có hơn 20 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu được ban tổ chức chọn in trong kỷ yếu. Các tham luận tập trung vào nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam qua các tư liệu lịch sử cũng như sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đánh giá cao tinh thần làm việc của Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy tụ được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở các trường đại học, các nhà nghiên cứu ở Trung ương, địa phương tham gia. Đồng thời khẳng định, Hội thảo khoa học “220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (1804-2024) là hoạt động hết sức quan trọng và có ý nghĩa, là diễn đàn phong phú, đa dạng với các góc nhìn, đánh giá có chiều sâu, toàn diện hơn nữa về giá trị Quốc hiệu qua các thời kỳ, thông qua các nguồn tư liệu lịch sử quý giá để tập trung làm rõ các thành tựu phát triển, vị thế của đất nước để quốc hiệu Việt Nam mãi là niềm tự hào của dân tộc là sự khẳng định vị thế độc lập và chủ quyền đất nước./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
220 năm quốc hiệu Việt Nam - Những chặng đường lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO