Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

Hoàng Lân/HNM| 23/06/2019 17:01

Hơn 100 hiện vật đặc sắc, đa dạng trong đó có nhiều bảo vật quốc gia, nhiều hiện vật vô giá đã được giới thiệu tới công chúng và du khách trong trưng bày “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử” khai mạc sáng nay (20-6) tại Hà Nội.


Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Khai mạc trưng bày “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử” sáng 20-6 tại Hà Nội.

Trưng bày do Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội và bảo tàng các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ tổ chức.

Trưng bày gồm các chủ đề chính: Quốc hiệu Văn Lang, Âu Lạc và thời kỳ dựng nước đầu tiên; Thời kỳ quân chủ phong kiến độc lập; sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay. Đây là lần đầu tiên, công chúng được tiếp cận một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện với những biểu tượng, tư liệu mang giá trị lịch sử, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào dân tộc.

Tại buổi khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Cường cho biết, Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại…, biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với Quốc hiệu, Kinh đô (Thủ đô) luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng.
Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Triển lãm thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và du khách.

Trải qua hàng ngàn năm, đất nước Việt Nam đã mang nhiều Quốc hiệu tương ứng với từng giai đoạn lịch sử. Việc đặt Quốc hiệu của các triều đại phong kiến thể hiện lòng tự tôn dân tộc với các danh xưng như: Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam... 

Trưng bày lần này mong muốn đem đến cho công chúng cả nước và bạn bè quốc tế những tư liệu lịch sử, bằng chứng vật chất thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt.

Trưng bày mang tới những câu chuyện cụ thể, chân thực bằng hình ảnh và hiện vật để công chúng, du khách thêm phần tự hào về quá trình hình thành, xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, tự chủ ngày nay.

* Xem một số hiện vật được giới thiệu tại trưng bày để hiểu về các thời kỳ lịch sử Việt Nam:

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Thời Văn Lang, Âu Lạc và thời kỳ dựng nước đầu tiên, hiện vật trưng bày là khuôn đúc mũi tên, hiện vật đá 2.500-2.000 năm cách ngày nay, được khai quật tại thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Những mũi tên cổ được tìm thấy ở Cổ Loa có niên đại cách đây 2.000-2.500 năm.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Thời kỳ quân chủ phong kiến độc lập dưới các triều: Đinh, Tiền Lê, đầu triều Lý, Quốc hiệu là Đại Cồ Việt và Kinh đô Hoa Lư. Các hiện vật tiêu biểu được trưng bày là đầu rồng, chất liệu đất nung, thế kỷ X-XI.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Cận cảnh viên gạch có chữ "Đại Việt Quốc quân thành chuyên" (Gạch xây thành của nước Đại Việt) ở thế kỷ X-XI, được tìm thấy tại Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Ở nội dung trưng bày Quốc hiệu Đại Việt và Kinh đô Thăng Long dưới các triều Lý, Trần, công chúng có cơ hội được chiêm ngưỡng những biểu tượng, hiện vật đặc biệt như lá đề hình rồng, gốm men trắng (hình phải) và đầu rồng bằng đất nung thế kỷ XI-XIII (hình trái); vật liệu trang trí kiến trúc... Những hiện vật đã được tìm thấy tại khu vực Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Quốc hiệu Đại Ngu (chữ “Ngu” nghĩa là sự yên vui) với Kinh đô An Tôn dưới triều Hồ, các hiện vật tiêu biểu được trưng bày gồm: Trang trí bờ nóc, hình rồng trong khuôn lá đề, chất liệu đất nung, thế kỷ XIV-XV (hình trên); vật liệu trang trí kiến trúc khai quật tại di tích Đàn Nam Giao, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa; gạch xây thành khắc minh văn, đất nung, thế kỷ XIV - XV. Các hiện vật được khai quật tại Thành Nhà Hồ, Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Hiện vật tiêu biểu cho phần trưng bày nội dung Quốc hiệu Đại Việt và Kinh đô Đông Đô dưới các triều Hậu Lê (Lê Sơ), Mạc, Lê Trung Hưng là các hiện vật hình rồng, bát, đĩa trang trí hình rồng, gốm men trắng, hoa lam, thế kỷ XV được tìm thấy tại khu vực Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Nội dung Quốc hiệu Đại Việt và Kinh đô Phú Xuân dưới triều Tây Sơn được trưng bày với Bảo vật quốc gia Trống đồng Cảnh Thịnh, thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Quốc hiệu Việt Nam, Đại Nam và Kinh đô Huế dưới triều Nguyễn có trưng bày Bảo vật quốc gia - ấn “Đại Nam Thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” bằng ngọc, niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 7 (1847). Đây là ngọc tỷ quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật triều Nguyễn, không chỉ được dùng trong Đại lễ Tế Giao hằng năm ở đàn Nam Giao (Kinh đô Huế) mà còn dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ, và được coi là bảo tỷ truyền quốc.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Ấn "Mệnh đức chi bảo" bằng vàng thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802-1819), dùng để đóng vào các văn bản ban thưởng cho các quần thần có công lao, thành tích.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Mũ thượng triều (bằng vàng), thế kỷ XIX, XX, được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Đĩa gốm trang trí rồng thời Nguyễn.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Các hiện vật thời nhà Nguyễn.

Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay, công chúng được xem nhiều hình ảnh, hiện vật lịch sử đặc biệt giá trị như: Hình ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ảnh trên)...
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng những hiện vật vô giá về “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO