Xóa bỏ bếp than tổ ong tại Hà Nội: Cần hành động quyết liệt hơn

Hanoimoi| 16/06/2022 14:51

Là đô thị lớn có tốc độ đô thị hóa nhanh nên chất lượng không khí ở Hà Nội nhiều ngày ở mức xấu và một trong những nguồn phát thải ô nhiễm nguy hại là việc sử dụng bếp than tổ ong. Trước thực tế đó, ngày 30-10-2019, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND với mục tiêu đặt ra là đến ngày 31-12-2020, các địa phương phải xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn Thủ đô đã giảm mạnh, nhiều nơi đã xóa bỏ được hoàn toàn loại bếp này. Tuy nhiên, để có thể xử lý triệt để thói quen dùng bếp than tổ ong, Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp quyết liệt hơn.
Xóa bỏ bếp than tổ ong tại Hà Nội: Cần hành động quyết liệt hơn
Hội LHPN phường Thổ Quan (quận Ðống Ða) tặng 12 bếp hồng ngoại cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để thay thế hoàn toàn bếp than tổ ong.

Một quyết định đúng đắn

Nhận thức rõ tác hại từ việc sử dụng bếp than tổ ong, từ khi Chỉ thị 15/CT-UBND được ban hành, các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền đa dạng như trực tiếp đến các hộ gia đình khuyên nhủ, thuyết phục, thành lập các nhóm zalo để giám sát, xây dựng các buổi phát thanh thường xuyên để thông tin về tác hại của than tổ ong... nhằm nâng cao nhận thức, vận động các hộ gia đình, hộ kinh doanh không sử dụng bếp than tổ ong mà chuyển đổi sang loại bếp phù hợp. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, tại một số nơi, chính quyền sở tại đã có những cách làm hay, thiết thực.

Phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những “điểm sáng” về việc xóa bỏ bếp than tổ ong. Khi biết trên địa bàn phường có 50 hộ dùng bếp than tổ ong, phường đã cử cán bộ xuống tận nơi vận động, tuyên truyền về tác hại của khí than đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngay sau đợt vận động, 38 hộ đã tự giác chuyển sang dùng bếp điện. 12 hộ còn lại thuộc diện chính sách, qua khảo sát thấy đời sống bà con thực sự khó khăn, cần sự trợ giúp, phường đã kêu gọi cộng đồng hỗ trợ, trích kinh phí mua bếp từ, bếp gas đổi lấy bếp than tổ ong cho các gia đình này. Nhờ đó, phường Hàng Bạc đã nhanh chóng “về đích” trong việc xóa bỏ bếp than tổ ong.

Tương tự, từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường và nguồn xã hội hóa, Đảng ủy và Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thổ Quan (quận Đống Đa) đã trao tặng bếp hồng ngoại cho 12 hộ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn để thay thế hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong. Cũng với tinh thần sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Bắc Từ Liêm phát động cuộc thi “Bếp xanh nhà sạch” nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân thay thế bếp than tổ ong bằng một loại bếp khác thân thiện với môi trường và tái chế bếp than cũ thành các sản phẩm trang trí, làm đẹp cảnh quan...

Đặc biệt là sự vào cuộc của Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn) với các dự án về không khí sạch; phối hợp cùng thành phố và các quận, huyện làm công tác truyền thông, hỗ trợ đổi bếp than... Live & Learn kêu gọi cộng đồng cung cấp dữ liệu về tình hình sử dụng bếp than tổ ong xung quanh mình, tổ chức đội ngũ cộng tác viên đi rà soát vị trí bếp than tổ ong và đánh dấu tình hình bếp vẫn còn sử dụng (màu đỏ) và không còn sử dụng (màu xanh) trên bản đồ Google Map để cung cấp thông tin cho chính quyền các phường, xã kịp thời tiến hành biện pháp xử lý.

Sau những nỗ lực của các cấp, ngành nhằm chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong, nhiều tuyến phố ở Hà Nội hiện không còn xuất hiện bếp than tổ ong, nhiều người đã loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than và chuyển sang dùng bếp gas, bếp điện, bếp thân thiện với môi trường. Chị Nguyễn Thị Minh Thi (phường Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tôi rất ủng hộ việc cấm bếp than tổ ong. Hà Nội hiện đã rất ô nhiễm, giờ lại thêm cả khói bếp than nữa thì môi trường sống của chúng ta và cả con cháu chúng ta nữa sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tôi thấy quyết định này của Thành phố là rất hợp lý”.

Xóa bỏ bếp than tổ ong tại Hà Nội: Cần hành động quyết liệt hơn
Cần thực hiện một số biện pháp quyết liệt hơn để xóa bỏ bếp than tổ ong.

Quyết liệt duy trì thành quả

Được biết, sau giai đoạn thông báo chủ trương, vận động, hỗ trợ chuyển đổi nhằm loại bỏ bếp than tổ ong, từ ngày 1-1-2021, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã áp dụng Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường do sử dụng bếp than tổ ong. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, ở một số nơi tại Hà Đông, Long Biên, Tây Hồ, Hoàng Mai, Đống Đa... vẫn còn không ít người dân sử dụng bếp than tổ ong phục vụ kinh doanh cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Sử dụng bếp than tổ ong tại thời điểm này thường là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán trên vỉa hè, hộ thuê nhà để kinh doanh, người có thu nhập thấp. Chị Nguyễn Thị Thu, người kinh doanh trên vỉa hè ở quận Long Biên chia sẻ: “Tôi biết thành phố có chủ trương xóa bỏ bếp than tổ ong vì gây ô nhiễm môi trường nhưng gia đình tôi chưa có điều kiện để mua bếp gas, bếp điện. Hơn nữa, chỗ tôi ngồi bán hàng rất khó để kéo dây điện tới, lắp đặt bếp điện cũng không đơn giản nên giờ tôi vẫn sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu”. Không riêng khu vực nội đô, ở nhiều khu tái định cư và khu đô thị mới tại Hà Nội cũng có tình trạng sử dụng bếp than tổ ong ở ban công để đun nước, nấu nướng. Ngay dưới chân những tòa nhà, nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn sử dụng bếp than tổ ong.

Chị Nguyễn Thu Hà (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Sử dụng bếp than tổ ong không chỉ gây hại với sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng. Nhà tôi ở ngay cạnh một quán ăn sử dụng bếp than, mặc dù tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng họ không thay đổi. Theo tôi, tình trạng sử dụng bếp than tổ ong vẫn còn là do việc xử phạt còn chưa được thực hiện nghiêm, vẫn có hiện tượng nể nang, đối phó bởi đa phần các hộ dùng than tổ ong đều là những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền nhiều nơi chỉ dừng ở việc nhắc nhở hoặc thu bếp nên chưa có tác dụng răn đe”.

Trước thực trạng này, UBND thành phố Hà Nội cùng các cấp chính quyền cơ sở đã nhanh chóng vào cuộc, đề ra giải pháp thiết thực nhằm xóa bỏ bếp than tổ ong. Đối với những hộ nghèo, thành phố đã và đang hỗ trợ họ chuyển sang sử dụng loại bếp khác bằng nhiều giải pháp khác nhau. Các cơ sở sản xuất than và bếp than được định hướng, hỗ trợ chuyển đổi mô hình, ngành nghề kinh doanh mới.

Tuy nhiên, theo chị Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng, để tiến tới một “thành phố không khói than tổ ong”, cần sâu sát hơn trong công tác phát hiện những hộ sử dụng và tái sử dụng bếp than tổ ong. Sử dụng bản đồ giám sát việc sử dụng bếp than tổ ong trên Google Map không chỉ giúp các đơn vị theo dõi hiện trạng sử dụng bếp than trên địa bàn, mà còn giúp người dân chia sẻ thông tin để góp phần cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội.

Sự chung tay hành động mạnh mẽ từ phía chính quyền, các tổ chức và người dân sẽ giúp Hà Nội đạt mục tiêu xóa bỏ bếp than tổ ong để giảm thiểu ô nhiễm, mang lại không khí trong lành cho Thủ đô.

(0) Bình luận
  • Thành cổ Sơn Tây bừng sáng cùng show diễn thời trang của Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
    Tối 11/11, show diễn thời trang của cuộc thi “Hoa hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024” đã diễn ra tại Thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật. Sự kiện này là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 555 năm danh xưng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và các dịp lễ trọng đại khác của Thủ đô Hà Nội.
  • Lan tỏa nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa
    Sáng 8/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Tuổi trẻ Thủ đô chung tay phát triển, định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố thông minh, hiện đại”
    “Tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ đó xây dựng thế hệ thanh niên Thủ đô thời đại mới “Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển” tham gia cùng Thành phố tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu Hà Nội là “Thành phố thông minh, hiện đại” – đồng chí Chu Hồng Minh - Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội khẳng định.
  • Thể lệ Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi" lần thứ II
    Nhằm đa dạng hóa phương thức tuyên truyền trong việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn
  • Thị xã Sơn Tây: Phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ trọng tâm
    Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) Nguyễn Quang Hán, cho biết, cùng với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, Thị xã xác định, để phát triển nhanh và bền vững chủ yếu phải dựa vào việc phát huy tối đa nhân tố con người; lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển.
  • Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
    Sáng 6/11 tại Cung thiếu nhi Hà Nội (cơ sở 2, quận Nam Từ Liêm), Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” trên địa bàn Thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Thành cổ Sơn Tây bừng sáng cùng show diễn thời trang của Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
    Tối 11/11, show diễn thời trang của cuộc thi “Hoa hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024” đã diễn ra tại Thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật. Sự kiện này là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 555 năm danh xưng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và các dịp lễ trọng đại khác của Thủ đô Hà Nội.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
  • 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Nhiều thành tựu đáng tự hào
    Sáng 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” – sáng kiến quan trọng do Bộ Chính trị phát động.
  • Từ 25/12, phải xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại
    Kể từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động để được hoạt động trên mạng xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Xóa bỏ bếp than tổ ong tại Hà Nội: Cần hành động quyết liệt hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO