Văn hóa

Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô

Lưu Anh 11/10/2024 20:02

“Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.

Chiều ngày 11/10, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên tổ chức Hội nghị toạ đàm về xây dựng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn, tổ dân phố văn hoá”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn Thủ đô năm 2024.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên; Nguyễn Thu Ngần, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ quận Long Biên.

4(1).jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã triển khai lấy ý kiến các sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã; tổ chức Hội nghị lấy ý kiến trực tiếp với các thôn, tổ dân phố tại quận Ba Đình, huyện Phúc Thọ; tham vấn ý kiến các chuyên gia lĩnh vực văn hóa.

Thời cơ và thách thức

Ngày 07/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2023/NĐ-CP Quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, Tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thay thế Nghị định số 122/2018/NĐ-CP. Theo đó, giao UBND các tỉnh, Thành phố rà soát, xây dựng tiêu chí chi tiết, cụ thể để tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù văn hoá, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Báo cáo đề dẫn Hội nghị, Phó Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) Nguyễn Thành Tuyên cho hay, từ năm 2018, công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa được thực hiện theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP. Nghị định 122 ra đời đã làm thay đổi về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về công tác xây dựng đời sống văn hóa trong gia đình và cộng đồng, góp phần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ với đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao dân trí, đảm bảo nhu cầu hưởng thụ về vật chất và tinh thần của nhân dân.

1(1).jpg
Phó Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình Nguyễn Thành Tuyên phát biểu đề dẫn Hội nghị.

“Riêng tại Hà Nội, phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rất tích cực. Nhiều gia đình đã trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Phong trào xây dựng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hoá” đã mang lại sức sống mới, diện mạo mới cho nhiều địa phương, làm thay đổi bộ mặt đời sống - xã hội”,

Phó Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình Nguyễn Thành Tuyên

Theo thống kê, trên địa bàn Thủ đô, từ năm 2018 tới nay, tỷ lệ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” đạt từ 85-88%. Cùng với thực tế cho thấy, nhiều công trình được xây dựng mới, nhiều tuyến đường được mở rộng, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị... Các phong trào văn hóa - thể thao nhờ đó cũng phát triển mạnh góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Cùng với những kết quả đã đạt được, việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá trên địa bàn Thành phố vẫn còn bộc lộ những bất cập, khó khăn như: việc công nhận các danh hiệu văn hóa có nơi, có lúc còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa, có khuynh hướng nặng theo chỉ tiêu hoặc tỷ lệ đạt rất cao nhưng thực tế có nhiều tiêu chí chưa đạt. Tiêu chí bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn, tổ dân phố văn hoá” được ban hành và áp dụng chung cho cả nước, nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc thù từng địa phương cụ thể, dẫn đến việc đánh giá, bình xét chưa sát thực tế.

Chính vì vậy, việc ban hành Nghị định 86 không chỉ nhằm triển khai kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật mà còn khắc phục những khó khăn, vướng mắc thực tế hiện nay.

Nhiều kết quả đáng khích lệ

Theo báo cáo của quận Long Biên, việc tuyên truyền xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hoá”, “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh, văn minh đô thị” trên địa bàn quận được triển khai thực hiện kịp thời, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức.

Các phường duy trì thực hiện chuyên mục “Xây dựng đời sống văn hoá” trên Đài truyền thanh, cổng thông tin điện tử phường; tuyên truyền tại các hội nghị tổ dân phố, các ngành đoàn thể, hội nghị đại biểu nhân dân hàng năm; tuyên truyền trực quan, bảng tin tổ dân phố; lồng ghép tuyên truyền thông qua các hội thi, liên hoan. Công tác thông tin, tuyên truyền đã kịp thời truyền tải các văn bản chỉ đạo, quá trình triển khai và kết quả xây dựng các danh hiệu văn hoá.

Đáng lưu ý, công tác đăng ký, đánh giá, công nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh, văn minh đô thị” được triển khai bài bản, đảm bảo đúng quy trình. Năm 2023, thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”, trên cơ sở chỉ đạo của Thành phố, UBND quận đã ban hành Hướng dẫn số 03/HD-UBND về việc thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Qua kiểm tra, đánh giá, UBND quận đã công nhận 02 phường đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2023 (phường Việt Hưng, phường Giang Biên) và tổ chức trao giấy chứng nhận tại hội nghị tổng kết thi đua khen thưởng năm 2023.

2(1).jpg
Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương chia sẻ ý kiến tại Hội nghị.

Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương chia sẻ, để đạt được những thành tựu đáng khích lệ đó, Quận ủy, UBND quận luôn quan tâm chỉ đạo, Ủy ban MTTQ, các ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ, Đảng ủy, UBND các phường, ban lãnh đạo tổ dân phố vào cuộc tích cực là tiền đề quan trọng, góp phần trong xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”. Tạo được sự đồng tình hưởng ứng của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân trên địa bàn quận, góp phần triển khai thực hiện các danh hiệu đạt chỉ tiêu, mục tiêu và phát triển rộng khắp.

Kiến nghị - Giải pháp

Theo đại diện quận Long Biên, tiêu chuẩn, tiêu chí “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” còn một số hạn chế như: khung tiêu chuẩn rộng, dàn trải; có tiêu chí chung chung, chưa có định lượng; có tiêu chí chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn dẫn đến việc triển khai xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đôi khi thành hình thức, không thực hiện hiệu quả. Mỗi địa phương lại có cách cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau dẫn đến sự thiếu đồng nhất, đồng bộ. Bên cạnh đó, công tác xây dựng “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” thường xuyên phát sinh các vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Ý thức người dân về đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, chấp hành các quy định đô thị, trật tự an toàn giao thông còn hạn chế….

Để công tác xây dựng các danh hiệu văn hoá đem lại hiệu quả thiết thực, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương đề xuất, việc xây dựng các tiêu chí cần có nội dung sát với thực tiễn đời sống, có định lượng, có tính khả thi trong đánh giá chấm điểm; đưa ra các tiêu chí phù hợp với danh hiệu, mang tính đại trà quần chúng và gắn với đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Tăng cường và nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng các danh hiệu văn hóa. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những mô hình hiệu quả, tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong xây dựng danh hiệu văn hóa.

“Riêng đối với danh hiệu “Tổ dân phố văn hoá”, “Gia đình văn hoá”, đề nghị Thành phố chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương, tập trung hướng dẫn triển khai Nghị định 86 của Chính Phủ đảm bảo tiến độ biểu dương “Gia đình văn hoá” vào dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11)”"

Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương đề xuất

3(2).jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Thông qua Hội nghị, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội mong muốn tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của địa phương trong thực tế công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa; từ đó hoàn thiện tiêu chuẩn chi tiết, cụ thể phục vụ công tác bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn Thủ đô đảm bảo sát với thực tiễn, phù hợp với đặc thù của các địa phương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
  • Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích tháp Bình Sơn
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO