Vút lên giá trị tự thân và tự do của cái đẹp

Đỗ Lai Thúy| 26/06/2022 07:32

Chào mào là loại chim được người thôn quê yêu thích, nhất là trẻ em. Đặc biệt khi chiếc mũ đồng phục của thiếu niên được gọi là mũ chào mào. Ngày nay chim chào mào ít xuất hiện, vì vườn cây thưa thớt, lại phun thuốc bảo vệ thực vật nên sâu chết, quả độc. Con chào mào bay đi.
Kìa! Con chào mào trở lại. “Đốm trắng, mũ đỏ, trên cây cao chót vót”, nó hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…” Con chào mào hấp dẫn cả màu sắc, cả sự linh động, và nhất là tiếng hót. Chào mào tượng trưng cho vẻ đẹp quý hiếm của thiên nhiên. Ai mà chẳng muốn lưu giữ vẻ đẹp ấy. Nhà thơ - tôi - càng vậy. Anh “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ/ Sợ chim bay đi”. Nhưng oái oăm thay, khi “vừa vẽ xong” thì con chim “cất cánh” bay đi mất. Nhà thơ ôm cả thiên nhiên, “khung nắng, khung gió, nhành cây xanh hối hả đuổi theo”. Nhưng con chào mào bay đi “vô tăm tích”. Nhà thơ hy vọng chỉ lát nữa thôi con chào mào sẽ lại bay về “mổ những con sâu”, khoét “trái cây chín đỏ”, uống “từng giọt nước thanh sạch” của nhà thơ. Rồi nó lại cất tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”, nhưng con chim đã không quay trở lại chính lúc vắng mặt con chào mào ấy, nhà thơ bỗng cảm thấy “chẳng cần chim lại bay về, tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”. Đây là một thức nhận chợt đến nhưng thâm sâu của nhà thơ.
Đọc xong bài thơ này, điều đầu tiên độc giả có thể nghĩ đến là câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Con người từ chỗ lệ thuộc vào thiên nhiên, nhờ khoa học kỹ thuật, tưởng như làm chủ được thiên nhiên, nên muốn chiếm hữu tự nhiên, như bắt nhốt con chào mào. Nhưng điều đó chỉ là ảo tưởng. Kể cả việc con người dùng thiên nhiên như một công cụ (khung nắng, khung gió, nhành cây xanh) để chinh phục thiên nhiên (con chào mào). Cuối cùng, con người đã nhận ra rằng, nếu trả thiên nhiên về cho thiên nhiên thì lúc ấy, dù là thiên nhiên vật chất (con chào mào đốm trắng mũ đỏ), hay là thiên nhiên tinh thần (tiếng hót) ta sẽ có một thiên nhiên thân thiện hơn, tươi đẹp hơn. Tuy vậy, đằng sau câu chuyện sinh thái học đã dần trở nên quen thuộc này, ta vẫn thấy ánh lên một bài học thẩm mỹ. Cái đẹp cả trong tự nhiên lẫn trong cuộc sống bao giờ cũng có giá trị tự thân. Con chào mào hót là tự nó muốn hót. Cái đẹp sinh ra không vụ lợi. Hơn nữa, cái đẹp còn gắn với sự tự do. Bởi vậy, con người không nên và không thể sử dụng nó vào những chức năng khác, ngoài tự tính thẩm mỹ. Nhà thơ giúp người đọc phân biệt được cái đẹp và cái có ích.
Bài thơ “Con chào mào” không phản ánh một hiện thực cụ thể nào, mà thuần túy tưởng tượng. Nhà thơ đã sử dụng một ngôn ngữ đời thường, thể thơ tự do giản dị, ít dùng các biện pháp tu từ, để xây dựng nên một trường hợp tưởng tượng, mà thực hơn cả thực. Trước đây người ta quá chú trọng thực tế, mà xem nhẹ vai trò của tưởng tượng. Thực ra, trong nghệ thuật, nhất là trong thơ, cũng như trong khoa học kĩ thuật tưởng tượng chiếm một vị trí quan trọng. Nhiều sáng tạo văn chương và phát minh khoa học không nhất thiết phải thực hành trên thực tế mà chỉ cần thí nghiệm bằng tưởng tượng. Như vậy, qua bài thơ này, người đọc khỏi phải dệt bẫy, bắt, nhốt con chào mào rồi mới ngộ ra được những bài học về đạo lý và về cái đẹp. Nhà thơ đã kiến tạo nên một trường hợp tưởng tượng để nói về tưởng tượng. 
(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Vút lên giá trị tự thân và tự do của cái đẹp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO