Vụ "người mẫu trơ xương": Nhà sản xuất đã ném cô ấy cho dư luận xâu xé!

N. Huyền/Infonet (thực hiện)| 10/09/2017 19:35

“Cô ấy không có lỗi, việc mọi người "ném đá" cô ấy theo tôi là sốc nổi. Cái chính là chương trình. Ở đây là người ta không thiết kế chương trình tốt mà quẳng tất cả mọi thứ lên”.

Đây là quan điểm của TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội xung quanh câu chuyện người mẫu gầy trơ xương Cao Ngân trên sân khấu chung kết Next Top Model.
Vụ
Người mẫu Cao Ngân được ví như khung xương di động đang gây sốt cộng đồng mạng.


Cư dân mạng đang "lên đồng" với hình ảnh người mẫu có "khung xương di động" Cao Ngân trong chương trình chung kết Việt Nam Next  Top Model mới được phát sóng trên VTV tối 9/9. Dưới góc nhìn của nhà xã hội học, bà có bình luận gì về việc này?

TS Khuất Thu Hồng: Cô ấy không có lỗi, việc mọi người ném đá cô ấy theo tôi là sốc nổi, không nhìn nhận nguyên nhân từ đâu.

Cái chính là chương trình, nếu chương trình xây dựng được tiêu chí tốt thì những chuyện đáng tiếc như vậy không xảy ra và cô ấy không trở thành nạn nhân của đám đông.

Và tôi nghĩ rằng, chương trình phải chịu trách nhiệm về việc này.

Bà cho rằng đó là điều “đáng tiếc” nhưng xâu chuỗi từ những số đầu tiên phát sóng với rất nhiều scandal dư luận cho rằng dường như đó là chủ đích của những người làm chương trình, và cô Cao Ngân cũng là một trong những chiêu trò nhà sản xuất sử dụng?

TS Khuất Thu Hồng: Tôi tán đồng với ý kiến của bạn, cô Cao Ngân được những nhà sản xuất chương trình sử dụng để gây sự chú ý của công chúng. Nhà sản xuất đã ném cô ấy ra như một miếng mồi cho công chúng xâu xé.

Cách  đó quả thực rất tàn nhẫn. Tất nhiên, môi trường người mẫu thời trang rất khủng khiếp, là môi trường ở đó người ta xâu xé lẫn nhau. Và nó cũng là thị trường thì rất kinh  khủng (cá lớn nuốt cá bé)…Ngành nghề nào cũng vậy. Nhưng việc tất cả công đoạn bếp núc, đằng sau phông màn như vậy lẽ ra không nên đưa lên trên sóng truyền hình quốc gia.

Vì đưa lên như vậy rõ ràng là cực kỳ phản cảm, nhất là xét dưới góc độ văn hóa giáo dục. Tôi nghĩ cái này là trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Vụ
TS Khuất Thu Hồng: Cô ấy không có lỗi, việc mọi người ném đá cô ấy theo tôi là sốc nổi, không nhìn nhận nguyên nhân từ đâu.

Cho nên câu chuyện ở đây, Bộ Văn hóa cần xây dựng tiêu chuẩn nào để được lựa chọn là người mẫu thì không thể là bản thân chương trình đưa ra được mà phải có hội đồng.

Bởi nó liên quan đến sức khỏe, liên quan đến lối sống, hình ảnh … nó ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến lối sống, quan niệm sống về vẻ đẹp.  Cho nên cần có hội đồng với những chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả chuyên gia từ lĩnh vực y tế, văn hóa, nghệ thuật… để đưa ra tiêu chí một mặt thúc đẩy cái đẹp một mặt định hướng những cái đẹp phù hợp với văn hóa, không ảnh hưởng đến thế hệ trẻ một cách tiêu cực.

Từ hôm qua tới giờ, xem hình ảnh ấy tôi thấy thương cho cô bé đó, tôi thấy là chương trình phải chịu trách nhiệm về chuyện này, và Bộ Văn hóa chắc là phải lên tiếng.

Được biết, nhiều chương trình truyền hình thực tế do các đơn vị khác phối hợp với VTV3 tổ chức. Vậy trách nhiệm kiểm duyệt của nhà đài ở đâu?

TS Khuất Thu Hồng: Tôi không cần biết công ty nào, đơn vị nào thực hiện nhưng trước khi lên sóng một chương trình truyền hình bao giờ cũng có khâu kiểm duyệt.  Do đó để xảy ra những scandal như vậy là trách nhiệm của khâu kiểm duyệt, không ổn.

Hậu trường của chương trình này trước đây đưa lên đã toàn những chuyện cãi nhau, chửi nhau ngoa ngoắt rồi tất cả những mánh khóe, những hằn học, chành chọe đố kỵ với nhau. Ai hay xem chương trình này nhất? Đó chính là lớp trẻ. Thử đặt câu hỏi, người ta đưa những hình ảnh này lên sóng truyền hình nhằm mục đích gì?

Tôi biết mục đích của họ là thương mại, là câu khách nhưng việc thương mại, câu khách phải kết hợp với việc giáo dục chứ không phải thích đưa thế nào thì đưa. Chương trình ngốn tiền của khán giả nhưng đưa những thức ăn độc hại như thế rõ ràng không chấp nhận được.

Sau chương trình này bà có lo sợ có sự thay đổi quan niệm trong chuẩn mực của cái đẹp hay không? Kiểu như đẹp là phải như Cao Ngân, đẹp là phải trơ xương, trơ đầu gối củ lạc…?

TS Khuất Thu Hồng: Xu hướng này giống với phương Tây trước đây ở những năm 70 của thế kỷ trước khi đưa ra hình ảnh cô người mẫu gầy chả kém cô này. Và nó tạo ra trào lưu nhịn ăn dẫn đến chán ăn rồi dẫn đến trầm cảm, tự tử… rất nhiều vấn đề  khác trong những cô gái trẻ.

Cái đó mình đi sau phải rút kinh nghiệm chứ, mình không thể dẫm vào vết chân ấy được.

Hiện nay ở một số nước họ đã cấm những người mẫu quá gầy không được phép biểu diễn trên sàn catwalk, không xuất hiện trên sóng truyền hình,… thế mà ở Việt Nam lại để xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia như thế thì không ổn.

Như vậy có mâu thuẫn không giữa việc câu like, câu share với việc sản xuất chương trình chỉn chu, không sạn?

TS Khuất Thu Hồng: Tôi nghĩ rằng sẽ luôn luôn có lượng người xem đông nếu chương trình được thiết kế tốt. Ở đây là người ta không thiết kế chương trình tốt và người ta quẳng tất cả mọi thứ lên, bao gồm cả "rác rưởi” đưa lên. Còn nếu người ta thực sự muốn câu like, câu view mà có trách nhiệm thì phải có việc rèn rũa, cắt gọt như thế nào để nó thực sự có tính chất giáo dục, đảm bảo về mặt thẩm mỹ, văn hóa. Việc câu like như hiện nay nó quá dễ dãi, quá tầm thường và quá dung tục…

Vấn đề là nó sẽ khuyến khích sự dung tục khuyến khích nền văn hóa dung tục trong lớp trẻ và trong xã hội nói chung. Cái đó nghiêm trọng hơn rất nhiều và nó dẫn đến chuyện, người ta sẽ nghĩ “ồ làm truyền hình quá dễ, chả cần phải đạo diễn, chỉ cần quẳng tất cả mọi thứ hầm bà lằng lên thế là mọi người like” rồi. Thế là chết, văn hóa thì cứ đi xuống!

Do đó, tôi kiến nghị, những cuộc thi đưa lên sóng truyền hình cần phải được kiểm duyệt nội dung rất rõ ràng về ngôn ngữ, hình ảnh sử dụng… Bởi nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Vụ "người mẫu trơ xương": Nhà sản xuất đã ném cô ấy cho dư luận xâu xé!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO