Vũ Đình Liên: Thương xưa, nhớ cũ

Vũ Quần Phương| 05/09/2019 07:47

Tên thật được lấy làm bút danh, sinh ngày 12/11/1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18/1/1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào Thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ, lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936.

Vũ Đình Liên: Thương xưa, nhớ cũ

Tên thật được lấy làm bút danh, sinh ngày 12/11/1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18/1/1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào Thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ, lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936. Trước và sau Ông đồ, ông có viết một số bài thơ khác, nhưng chất lượng ở khá xa Ông đồ. Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết: “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau lòng của Vũ Đình Liên. Quả vậy, từ sáu chục năm nay, nói tới Vũ Đình Liên là người ta nhớ ngay đến Ông đồ và chỉ Ông đồ đã đủ tôn xưng một nhà thơ.

Từ kháng chiến chống Pháp cho đến khi tạ thế, Vũ Đình Liên dồn sức lực vào công việc sư phạm: viết giáo trình, dạy tiếng Pháp và dịch thơ, mà hầu như chỉ dịch thơ Baudelaire (Bôđơle), 1821-1867, nhà thơ Pháp. Thỉnh thoảng có làm thơ, thơ như ghi chép chuyện đời, như thù tạc với bạn bè, không mang đăng báo. Vũ Đình Liên lúc sinh thời vẫn tới gặp gỡ mọi người ở Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng ông đã là người thơ của quá khứ rồi. Hình như ông không đọc và không trao đổi gì về thơ đương đại.

Bài viết này cũng chỉ được tựa vào vài chục bài thơ do con trai ông, nhà giáo Vũ Đình Quỳ sưu tầm cho mượn. 

Vũ Đình Liên, ngay từ buổi đầu làm thơ, đã tự nhận là nhà thơ của những người lao khổ. Trên báo Phong hóa, số ngày 18/8/1934, ông ao ước:

Tôi muốn hát những bài ca thảm thiết
Như những tiếng than của người 
đói rét

(…) Tôi muốn ru những trẻ con côi cút
Không chốn nương thân, 
không người chăm chút
(…) Tôi muốn an ủi những người 
nghèo khổ
Thiểu não bơ vơ, không họ hàng 
nhà cửa
(…) Tôi sẽ gọi bạn lầm than đói khát
Đến xung quanh để nghe tôi đàn hát
(…) Rồi hết thảy người rách rưới 
đui mù,
Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ
Dứt tiếng hát đều kêu lên cảm khái:
“Anh thi sĩ của những người thân tàn 
ma dại”.

Bốn mươi ba năm sau, năm 1977, khi ngoài đời đã bao nhiêu đổi thay: Cách mạng thành công, Nhà nước nhân dân thành lập, người lao động thành người làm chủ... Vũ Đình Liên vẫn nguyên vẹn lòng thương xót, nỗi chia sẻ tê tái với những người thất thiệt. Bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá là một ví dụ. Người đàn bà điên ấy xơ xác, rách rưới, bẩn thỉu, mọi người trên toa tàu xa lánh, chỉ có ông nhà thơ có cái nhìn xót thương:

Tôi với người điên ngồi không nói 
Dưới sàn trên ghế vẫn nhìn nhau
Nhà thơ nhận ra giữa mình và người điên kia như được trời xếp đặt để cùng thương cảm:

Ai xui khiến và ai xếp đặt
Một nhà thơ với một người điên

Quả là lời thơ Vũ Đình Liên lúc này không diễn được hết ý ở lòng ông, nhưng vẫn đủ để ta nhận ra chất tâm hồn ấy. Thương người nghèo khổ không chỉ là việc trong thơ mà là cách sống của đời ông. Ông sống như thơ ông. Sáng mùng một Tết, ông gói đôi bánh chưng ra bến tàu xe ăn Tết cùng với những người thân tàn ma dại, tứ cố vô thân. Người nhà cho ông là trái nết, nhưng các bạn văn chương khâm phục ông. Ông ăn uống kham khổ, mặc áo vải thô, đi bộ... dành tiền tặng những người nghèo khó. Tiền thưởng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, ông san sẻ cho sinh viên nghèo. Một chiếc áo dạ con trai ông vừa biếu, ông tặng ngay cho người bạn có con trai là liệt sĩ. Với Vũ Đình Liên, thơ chính là cuộc đời ông. Nhiều câu thơ trong bài Ông đồ như vận vào đời ông. Ông cũng ngơ ngác như lạc trong cuộc đời hiện tại.

Ông yêu thơ đến mức không dám làm thơ. Ông nổi tiếng mà không có tập thơ riêng. Bài thơ Ông đồ là một thành tựu vừa như đột xuất vừa là tất yếu của chất tâm hồn ông. Đột xuất, vì vào năm 1936 ấy, thơ Việt Nam đang ồn ào trong cách tân hình thức và nồng nhiệt trong nội dung tình yêu thì Ông đồ rất bình đạm, hơi cổ điển trong thể thơ năm chữ, giản dị trong lời thơ, lại nói một đề tài xưa cũ mà ai đọc một lần thì đọng lại cả đời nỗi ám ảnh, xót thương. Ông đồ, người theo đòi nghiên bút không thành danh, phải xoay ra bán chữ nuôi thân, viết câu đối thuê trên vỉa hè Hà Nội ngày năm hết Tết đến. Lúc câu đối đắt hàng, người đời trầm trồ ông đồ tốt chữ nghe cũng đã thảm, kẻ sĩ mà phải bán chữ là cực lắm, ấy thế mà bài thơ lại dắt ta vào thời Nho mạt vận, đến chữ đem bán mà còn không ai mua. Chưa thấy cảnh bán hàng nào thê thảm bằng cảnh ông đồ bán chữ không đắt:

Ông đồ vẫn ngồi đấy, 
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.

Lúc ông đồ đắt hàng đâu có thấy gió mưa. Bây giờ hết thời: trời thì đầy mưa bụi, rồi gió thổi, lá bay. Lá vàng cuối đông rơi trên mặt giấy, rơi và nằm lại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt nó đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bỏ gối cũng bất động của ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời, không những thấy ông đồ mà còn thấy cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ. Tác giả có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ. Cách đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta thấy nỗi thảng thốt xót xa của đổi thay sa sút. Hai câu hàm súc nhất của bài thơ là hai câu kết:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Chúng ta đọc được ở đây số phận của ông đồ, đúng hơn số phận của một thời đại, và cả thái độ, tình cảm của lớp người tân thời khi chợt thức những gì thuộc hồn xưa dân tộc. Mới có mấy năm (từ lúc ông đồ đắt hàng đến lúc ông ế hàng rồi biến mất) mà thời ông đồ đã thành xa lắc. Chữ “muôn năm cũ” của câu trên dội xuống chữ bây giờ ở câu dưới rất gợi bâng khuâng. Dư âm câu thơ như tiếng thở dài ân hận khôn nguôi.

Hiện thực trong thơ Vũ Đình Liên là hiện thực của nỗi lòng. Một nỗi lòng hoài cổ và xót thương. Rất dễ tủi thân. Tủi thân vì ông luôn nghiêng về những phận người thất thiệt. Ông không hoài cổ những võng lọng vàng son cảnh cũ lâu đài hay tưng bừng náo nhiệt dấu xưa xe ngựa mà ông ngậm ngùi luyến nhớ những thân phận lạc thời, thất thế. Khi “được" nhất họ cũng đã tội nghiệp rồi, nói chi khi mất họ chỉ còn là kỷ niệm của sự xót thương. Xen giữa những bài thơ viết trước cách mạng, tôi chú ý bài thơ mười hai câu, không ghi năm sáng tác, bài Bông hoa úa. Bài thơ bắt đầu khi hoa đã vào tình thế chẳng còn sắc thắm hương thanh. Vũ Đình Liên tìm thơ ở chỗ:

Một chút hương thầm còn phảng phất
Hồn hoa lưu luyến nhẹ nhàng bay.

Hoa lưu luyến người nên hương ở lại. Tác giả khuyên những ai yêu hương mà không mua nổi hoa hãy đến đây mà nhận chút hồn hoa ấy nhưng xin người hãy nương nhẹ vì hoa đã úa. Như vậy cả hai phía, người và hoa, đều đã rơi vào tình thế cùng đường và đều giàu lòng lưu luyến, thương mến cuộc đời. Cái cách níu vào hạnh phúc của họ cao cả và tội nghiệp. Vũ Đình Liên là vậy. Câu chữ còn có chỗ vụng về hay như tác giả tự nhận xét là bài thơ không nói được hết nỗi lòng nhà thơ. 

Nếu chọn mười nhà thơ đặc sắc của phong trào Thơ mới, có thể chưa có Vũ Đình Liên. Nhưng nếu chọn mười bài thơ mới tiêu biểu của giai đoạn này thì rất có thể có Ông đồ.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5
    Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và tập huấn về “Giao tiếp chuyên nghiệp trong an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc”.
  • Nhóm nhạc Westlife của thế hệ 8X sẽ biểu diễn tại Hà Nội vào tháng 6 tới đây
    "Hà Nội, Việt Nam - chúng tôi rất phấn khích được công bố rằng chúng tôi sẽ trở lại gặp các bạn vào ngày 4 và 5-6. Vé sẽ được bán từ thứ hai, ngày 13-5" - fanpage chính thức của Westlife viết chiều 9-5.
Đừng bỏ lỡ
Vũ Đình Liên: Thương xưa, nhớ cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO