vĩnh thịnh

Nguyễn Huy Oánh – từ làng quê Trường Lưu đến Kinh thành Thăng Long
Nguyễn Huy Oánh húy là Xuân, tên chữ là Kính Hoa, hiệu Lựu Trai và Thạc Đình, là danh nho có đóng góp lớn cho sự nghiệp triều chính và văn hóa thời Lê trung hưng, đồng thời cũng là người khởi dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu. Ông sinh năm Vĩnh Thịnh thứ chín (Quý Tỵ, 1713) tại làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, Can Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh); thuộc thế hệ thứ mười của dòng họ Nguyễn Huy từ phương Bắc về đây lập nghiệp. Ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ có hai dòng họ Nguyễn nổi tiếng danh giá: dòng Nguyễn Trường Lưu gắn với các tên tuổi Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn Huy Hổ và Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Du; song các gia tộc này đều có sự nghiệp hiển hách tại đất kinh kỳ.
  • Bùi Huy Tùng – nhà từ thiện
    Bùi Huy Tùng (1794-1862) là một nhà từ thiện nổi tiếng của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX, quê là ngõ Phất Lộc.
  • Chùa Trạm (quận Long Biên)
    Chùa Trạm hiện nay thuộc tổ 13, phường Long Biên, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội (trước đây thuộc xã Long Biên, huyện Gia Lâm). Chùa toạ lạc ở địa bàn thôn Trạm xưa.
  • Chùa Thiên Niên (quận Tây Hồ)
    Chùa Thiên Niên thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Chùa Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng)
    Chùa Thanh Nhàn có tên chữ là Linh Sơn tự, xưa thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện thọ Xương, hiện ở số 1, ngõ 33 đường Trần Khát Trân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Chùa Pháp Vân (huyện Thường Tín)
    Chùa Pháp Vân có tên thường gọi là chùa Văn Giáp thuộc thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngôi chùa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 1991.
  • Chùa Đại Bi (huyện Sóc Sơn)
    Chùa Đại Bi là tên tự của di tích, tên gọi theo địa danh thôn là chùa Hạ Xuân Lai. Chùa hiện nay thuộc thôn Hạ Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO