Chính sách & Quản lý

Việt Nam đứng thứ 1 thế giới về tốc độ tăng trưởng trong thị phần bản quyền âm nhạc trên nền tảng số

Việt Thương 21:15 19/08/2024

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết, quý I/2024, một nhạc sĩ đã nhận 1,084 tỷ đồng tiền tác quyền.

ban-quyen-am-nhac-696x435.jpg
Việt Nam đứng thứ 1 thế giới về tốc độ tăng trưởng trong thị phần bản quyền âm nhạc (ảnh: internet)

Theo báo cáo của Liên minh quốc tế các Hiệp hội những nhà soạn nhạc và lời thế giới - CISAC năm 2023, từ năm 2019 - 2022, VCPMC là đơn vị đứng thứ 1 thế giới về tốc độ tăng trưởng trong thị phần bản quyền âm nhạc trên nền tảng số.

Đây là thông tin được Tổng Giám đốc VCPMC – nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết vào ngày 16/8 khi trao đổi với báo chí về những vấn đề liên quan đến quyền tác giả âm nhạc Việt Nam mà nhạc sĩ – tác giả, thành viên của VCPMC đang quan tâm.

Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, năm 2023, VCPMC đã thu tổng tiền bản quyền (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là hơn 344 tỷ đồng. VCPMC đã phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả hơn 305 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2022, số tiền bản quyền thu tại Việt Nam (chưa tính nguồn thu từ CMOs quốc tế) tăng khoảng 29% so với năm 2022.

Cũng theo Tổng Giám đốc VCPMC, trong Quý I/2024, nhạc sĩ nhận tiền bản quyền âm nhạc từ VCPMC nhiều nhất là 1,084 tỷ đồng. Quý II/2024, nhạc sĩ nhận tiền bản quyền âm nhạc nhiều nhất là 852 triệu đồng... Tuy nhiên, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn từ chối tiết lộ danh tính cụ thể vì chưa được sự cho phép của các nhạc sĩ này.

Hiện nay, VCPMC khai thác và cấp phép gần 30 lĩnh vực có sử dụng âm nhạc trong hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm các lĩnh vực: Online (Digital), Phát sóng, Sao chép, Offline.

Riêng với lĩnh vực Digital, VCPMC đã và đang thực hiện cấp phép cho hầu hết các nền tảng âm nhạc bao gồm các ứng dụng, website, mạng xã hội trong nước và quốc tế như: YouTube, Facebook, TikTok, Apple, Spotify, Zing MP3, Nhaccuatui…

Kể từ năm 2019, VCPMC thu tiền bản quyền âm nhạc lĩnh vực Digital đối với các Website/app, nền tảng âm nhạc nêu trên chiếm khoảng 86% nguồn thu của tất cả các lĩnh vực.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn khẳng định, VCPMC hiện là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả âm nhạc duy nhất của Việt Nam thuộc CISAC, hợp tác song phương với 88 tổ chức quốc tế, phạm vi ở 227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do vậy, VCPMC thu tiền bản quyền trên phạm vi toàn cầu. Thông thường, VCPMC sẽ trích lại từ 5 - 25% tổng số tiền bản quyền thu được làm hành chính phí, tác giả sẽ được hưởng từ 75% đến 95% tùy lĩnh vực.

Đại diện VCPMC cũng nêu thực tế, có một số ít đơn vị khác thường không cho phép tác giả đơn phương chấm dứt hợp đồng và đặt ra các điều khoản phạt hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tác giả muốn chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp tác giả muốn đơn phương chấm dứt, họ thường phải khởi kiện ra tòa. Có nhiều trường hợp, tác giả đã phải theo đuổi vụ kiện kéo dài hơn ba năm và trong thời gian này, tác phẩm sẽ không thể được khai thác, gây thiệt hại đáng kể cho tác giả.

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam hiện là tổ chức đại diện quyền tác giả duy nhất tại Việt Nam có quyền đại diện, bảo vệ lợi ích của hơn 6.400 tác giả trong nước và hơn năm triệu tác giả âm nhạc trên thế giới.

Theo báo cáo của CISAC năm 2023, từ năm 2019 đến năm 2022, VCPMC đứng thứ nhất trên thế giới về tốc độ tăng trưởng trong thị phần bản quyền âm nhạc trên nền tảng số./.

Bài liên quan
  • Công khai, minh bạch các khoản công đức cho di tích và hoạt động lễ hội
    Trong Công điện hỏa tốc số 77/CĐ-Ttg ngày 8/8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
    UBND quận Đống Đa khẩn trương trình duyệt Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam trong Quý I/2025...
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đứng thứ 1 thế giới về tốc độ tăng trưởng trong thị phần bản quyền âm nhạc trên nền tảng số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO